11
/
73058
Tay "trắng" khởi nghiệp ở độ tuổi 52 của ông đồ "gàn" Văn Như Cương
tay-trang-khoi-nghiep-o-do-tuoi-52-cua-ong-do-gan-van-nhu-cuong
news

Tay "trắng" khởi nghiệp ở độ tuổi 52 của ông đồ "gàn" Văn Như Cương

Thứ 2, 06/05/2019 | 17:24:46
617 lượt xem

Ở độ tuổi 52, khi nhận thấy nhu cầu của xã hội, cố nhà giáo Văn Như Cương đã liều lĩnh cho ra đời ngôi trường THPT dân lập đầu tiên của cả nước mang tên Lương Thế Vinh từ con số 0: Không thầy giáo, không phòng học, không bàn ghế…, và nhất là không tiền vốn.

Một năm rưỡi sau ngày mất của cố nhà giáo Văn Như Cương, tối 5.5, tại Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh cơ sở 1, Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương công chiếu bộ phim tài liệu mang tên "Ông Đồ Gàn". 

Theo TS toán học Lê Thống Nhất, nhiều người coi PGS Văn Như Cương như ông đồ "gàn", vì là người nguyên tắc, nhiều lần đưa ra ý kiến, suy nghĩ, làm việc khác người. 

Học sinh Trường Lương Thế Vinh đến kín sân trường xem bộ phim về nhà giáo Văn Như Cương.Học sinh Trường Lương Thế Vinh đến kín sân trường xem bộ phim về nhà giáo Văn Như Cương.

Mỗi mùa tuyển sinh, thầy Cương lại tắt điện thoại, để không phải nhận những lời nhờ vả. Thế nhưng, nhiều trường hợp “không nguyên tắc” lại được ông nhận vào trường.

Bộ phim cũng dành nhiều thời gian kể về câu chuyện nhà giáo Văn Như Cương khởi nghiệp ở độ tuổi 52, khi nhận thấy nhu cầu của xã hội đổ xô đến những “lò” luyện thi để ôn vào đại học.

  Học sinh chăm chú theo dõi bộ phim.

Từ đó, ngôi trường Lương Thế Vinh ra đời như một sự “liều lĩnh”, tất cả xuất phát từ con số 0: Không thầy giáo, không học trò, không phòng học, không bàn ghế…, và nhất là không tiền vốn. Thậm chí, ngay cả tiền đi làm con dấu cũng là đi vay mượn.

Dù nhiều khó khăn, tư tưởng mới như vậy nhưng trường Lương Thế Vinh đã nhận được nhiều sự ủng hộ.

Các khách mời chia sẻ câu chuyện về thầy giáo Cương.Các khách mời chia sẻ câu chuyện về thầy giáo Cương.

GS.VS.TSKH Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT kể: Là một thầy giáo dạy Toán nhưng ông Văn Như Cương vẫn luôn nói chương trình Toán nặng quá. Cách đây 10 năm ông đã đề nghị cắt 50% chương trình. Tiếc là đề xuất đó chưa được nhiều người tiếp thu. Điều đáng quý của thầy giáo Văn Như Cương là không chỉ suy nghĩ cho trường học mình mà còn cho cả nền giáo dục nước nhà.

 
Qua hơn 40 phút của bộ phim, chân dung một ông đồ “gàn” theo đúng nghĩa được khái quát, gây xúc động với người xem qua những dòng suy nghĩ, hồi tưởng của những đồng nghiệp năm xưa, những người luôn ủng hộ nhà giáo Văn Như Cương, cho dù những lời nói, việc làm của ông đôi khi bị cho là “gàn”.

Theo Huyên Nguyễn/Lao động

  • Từ khóa

Bangladesh: Hàng triệu trẻ em gái bỏ học

Giáo dục được coi là chìa khóa để thoát nghèo ở Bangladesh, đặc biệt đối với trẻ em gái.
11:22 - 10/01/2025
57 lượt xem

Chỉ xét tuyển vào lớp 6, liệu có thỏa đáng?

Việc tuyển sinh vào lớp 6 bằng bài khảo sát đánh giá năng lực tại một số trường chất lượng cao tại TP HCM được nhận xét là công bằng, giảm áp lực nhưng...
09:08 - 10/01/2025
101 lượt xem

Bỏ xét tuyển sớm có tác động các kỳ thi riêng?

Bộ GD-ĐT dự kiến không còn khái niệm xét tuyển sớm trong tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Điều này sẽ tác động ra sao đến việc phân bổ chỉ tiêu và cách xét...
07:28 - 10/01/2025
142 lượt xem

Sinh viên học nghề tại Đức được miễn học phí và nhận thêm trợ cấp hằng tháng

Ông Holger Gustav Karl Korte, giám đốc điều hành Tập đoàn giáo dục Vidacta (Đức), chia sẻ Đức áp dụng hệ thống 'đào tạo nghề kép', kết hợp giữa học lý...
06:35 - 10/01/2025
166 lượt xem

Khắc phục bất cập trong tư vấn hướng nghiệp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 không còn đặt ra tỷ lệ 30% học sinh sau THCS học nghề như giai đoạn trước.
16:19 - 09/01/2025
524 lượt xem