11
/
64622
Cân nhắc không bố trí thời gian học cuối tuần cho học sinh
can-nhac-khong-bo-tri-thoi-gian-hoc-cuoi-tuan-cho-hoc-sinh
news

Cân nhắc không bố trí thời gian học cuối tuần cho học sinh

Thứ 6, 24/08/2018 | 14:09:02
847 lượt xem

Đó là nội dung được các đại biểu thảo luận sôi nổi tại hội nghị góp ý kiến về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức vào sáng nay (23/8) tại Hà Nội.

Để mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Ảnh: Sỹ ĐiềnĐể mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Ảnh: Sỹ Điền

PGS Trần Thị Tâm Đan – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đề nghị Ủy ban và Bộ GD&ĐT cân nhắc kỹ về việc học 2 buổi/ngày đối với giáo dục phổ thông, chủ yếu là có điều kiện về trường, lớp hay không? Cần tránh tình trạng vì học 2 buổi mà sĩ số học sinh/lớp tăng lên đến 60 – 70 em. Chất lượng giáo dục phụ thuộc khá nhiều vào sĩ số học sinh/lớp. Xét về thực tế không nên bố trí sĩ số học sinh quá 40 em/lớp.

PGS Trần Thị Tâm Đan cũng tán thành quy trình Bộ GD&ĐT thống nhất quản lý chương trình và duyệt sách giáo khoa,

PGS Trần Thị Tâm Đan

Góp ý về vấn đề này, Hội Cựu giáo chức Việt Nam thống nhất không bố trí thời gian học cuối tuần (thứ Bảy cho học sinh).

Hội cựu giáo chức tán thành quy định của Bộ GD&ĐT thống nhất chương trình và duyệt sách giáo khoa. Về các nhóm biên soạn, cần phân biệt sách giáo khoa tích hợp các môn tự nhiên có thể chấp nhận cho các nhóm, những môn xã hội nhân văn (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) cần giao cho các nhóm thuộc cơ quan nhà nước, có trách nhiệm về đường lối, quan điểm chính trị để đảm bảo chất lượng.

Đồng tình với quy định không bố trí học sinh phổ thông học cuối tuần, PGS Trần Ngọc Giao – Nguyên Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục phân tích: Điều này phù hợp với quy định thống nhất cho tất cả đối tượng và loại hình lao động.

“Trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục trẻ vị thành niên đặt lên vai gia đình. Các ngày nghỉ cuối tuần sẽ gián tiếp yêu cầu các giai đình tăng cường trách nhiệm, tạo sự gắn bó hơn giữa gia đình và học sinh” - PGS Trần Ngọc Giao lý giải.

PGS Trần Ngọc Giao

Cũng theo PGS Trần Ngọc Giao, dành thời gian cho học sinh biết tự trải nghiệm cuộc sống, giáo dục cơ sở chú trọng tính cơ bản, và trên nền đó học sinh sẽ tự học trong cuộc sống và cuộc sống sẽ dạy thêm cho trẻ.

Liên quan đến chương trình, sách giáo khoa, PGS Trần Ngọc Giao cho rằng, chỉ cần quy định Bộ GD&ĐT thống nhất ban hành Chương trình và quy định về chuẩn kiến thức kỹ năng.

“Sách giáo khoa chỉ cần hướng dẫn yêu cầu về đảm bảo quan điểm, nguyên lý, mục tiêu, bảo đảm nội dung, yêu cầu chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng” - PGS Trần Ngọc Giao góp ý.

Theo Minh Phong/GD&TĐ

  • Từ khóa

Giáo sư hàng đầu thế giới cảnh báo cẩn trọng với việc chạy đua thứ hạng

Giáo sư Lily Kong, Chủ tịch ĐH Quản lý Singapore (SMU) cho rằng, cần cẩn trọng với các bảng xếp hạng đại học bởi nhiều tiêu chí không phản ánh chất lượng...
08:29 - 28/04/2024
164 lượt xem

Sinh viên trường được doanh nghiệp "ưng nhất" khó đạt loại khá, giỏi?

Chỉ hơn 66% sinh viên của trường đại học được các nhà tuyển dụng phía Nam "ưng" nhất khi tuyển dụng xếp loại học lực khá, giỏi, xuất sắc.
08:43 - 27/04/2024
768 lượt xem

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năm 2024

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo nhằm giúp thí sinh có nguyện vọng đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024 có căn cứ để nghiên cứu,...
15:33 - 26/04/2024
1,162 lượt xem

16 sinh viên học vượt tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM nhận bằng tốt nghiệp

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM trao bằng tốt nghiệp cho 1.053 sinh viên, trong đó 16 SV học vượt (3,5 năm) với thành tích cao.
14:28 - 26/04/2024
1,200 lượt xem

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết...
10:50 - 26/04/2024
1,278 lượt xem