11
/
63743
Hà Nội: Gần 300 giáo viên hợp đồng có nguy cơ mất việc
ha-noi-gan-300-giao-vien-hop-dong-co-nguy-co-mat-viec
news

Hà Nội: Gần 300 giáo viên hợp đồng có nguy cơ mất việc

Chủ nhật, 29/07/2018 | 13:36:05
970 lượt xem

Gần 300 giáo viên hợp đồng, có thời gian công tác từ 8- 23 năm ở huyện Thanh Oai, Hà Nội đang đứng trước nguy cơ bị mất việc do UBND huyện chấm dứt hợp đồng theo quyết định của thành phố.

Giáo viên đến kêu cứu tại trụ sở UBND huyện Thanh Oai (Ảnh: Đ. T).

Hàng trăm giáo viên hợp đồng kêu cứu

Trong đơn kêu cứu gửi đến cơ quan báo chí, một số giáo viên hợp đồng từ cấp mầm non đến THCS tại Thanh Oai cho biết đang rất lo lắng vì sắp sửa bị chấm dứt hợp đồng.

Theo phản ánh của giáo viên, những người sắp sửa bị chấm dứt hợp đồng sắp tới đây, phần lớn đều công tác lâu năm, từ 8- 23 năm, độ tuổi 40- 45 là chủ yếu và đều là giáo viên hợp đồng.

Cô T.B, giáo viên Tiếng Anh tại trường tiểu học trên địa bàn cho hay, mình đã gắn bó và công tác trong nghề giáo từ năm 1997 đến nay. Được tin mình cùng hàng trăm giáo viên khác sắp sửa bị cắt hợp đồng, cô rất hoang mang.

"Khoảng năm 1996 - 1997, chúng tôi đi dạy theo hợp đồng và được Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai khi đó ký vô thời hạn. Mức lương lúc đó rất thấp chỉ có 120.000 đồng/tháng.

Khi thành phố tổ chức thi biên chế năm 1997, chúng tôi cũng thi nhưng không được nên dù lương thấp vẫn đằng đẵng dạy hợp đồng ở trường. Hay tin huyện sẽ sa thải khiến chúng tôi ai cũng bàng hoàng. Rồi đây, với lứa tuổi như chúng tôi thì rất khó để có thể tìm công việc khác", cô B nói.

Chị N, giáo viên hợp đồng dạy ở một trường THCS của huyện Thanh Oai thì cho hay, mình cùng nhiều giáo viên hợp đồng khác ở đây cũng đang nhiều ngày nóng lòng như ngồi trên lửa.

Theo chị N, không thể chỉ một chữ ký và đóng dấu là hàng trăm giáo viên rời khỏi bục giảng sau bao năm cống hiến. “Ngay từ năm 2005, tôi đã phải bỏ ra hơn 2 triệu đồng để đóng Bảo hiểm xã hội nhưng giờ mà bị cắt hợp đồng thì giải quyết thế nào”? chị N băn khoăn.

Cũng theo cô N, nhiều giáo viên đứng tuổi ở đây đang rất băn khoăn, bởi có những thầy cô ở tuổi trên dưới 50, thì liệu có đơn vị nào nhận vào lao động? Và nếu theo hướng trường tư thục tuyển dụng, các trường này vẫn chỉ nhận được một số lượng nhỏ giáo viên chứ khó tuyển hết hàng trăm giáo viên cùng lúc.

Chỉ có 1 lần thi công chức?

Được biết, ngày 19/7, UBND huyện Thanh Oai ra văn bản số 1020/UBND-NV về việc thực hiện một số nội dung tại Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày 13/4/2017 của UBND TP Hà Nội ban hành quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP Hà Nội.

Để thực hiện quyết định này, UBND huyện đã ra văn bản thông báo sẽ chấm dứt hợp đồng với những trường hợp giáo viên khối Mầm non, Tiểu học và THCS trước đây được UBND huyện ký hợp đồng lao động làm giáo viên và nhân viên tại các trường công lập. Sau đó những giáo viên này sẽ chuyển về các trường do Hiệu trưởng xem xét, ký hợp đồng theo thẩm quyền. Thời gian thực hiện việc này theo thông báo từ ngày 1/9/2018.

Tuy nhiên, theo đơn của một số giáo viên huyện Thanh Oai, việc chấm dứt hợp đồng trên đây là chưa hợp lý.

Văn bản số 1020/UBND-NV của UBND huyện Thanh Oai có nhiều nội dung, trong đó có việc chấm dứt kí hợp đồng cho một số giáo viên. (Ảnh: Đ. T). 

Cụ thể trong đơn cho biết, từ năm 1997 đến nay, UBND huyện mới chỉ tổ chức thi tuyển công chức giáo dục 1 lần và nhận công chức ở địa phương khác về huyện nên thu hẹp cơ hội việc làm của các giáo viên địa phương.

Hơn nữa từ những năm 2008, nhân sự giáo viên hợp đồng và biên chế trong địa bàn cơ bản đã đủ nhưng UBND huyện và các phòng chức năng vẫn kí thêm hợp đồng.

Cũng theo các giáo viên, nếu thời điểm đó, UBND huyện có biện pháp giải quyết dứt điểm như hiện tại, nhiều giáo viên sẽ có cơ hội trong chuyển đổi nghề nghiệp vì tuổi đời còn trẻ.

Giờ đây, tuổi tác là trở ngại rất lớn và so với những gì được đào tạo, nếu không đi dạy, họ sẽ rất khó khăn khi chuyển đổi sang nghề nghiệp khác.

"Hơn 20 năm công tác, cũng hơn 20 năm đưa đò sang sông, giờ đây chúng tôi bị đẩy ra đường, phải làm những công việc mà xưa kia chưa bao giờ nghĩ tới.

Có thể đó là những công việc bần cùng nhất xã hội, lúc đó học sinh, người thân sẽ nhìn chúng tôi ở góc độ nào là phù hợp”? nhiều giáo viên chia sẻ trong đơn kêu cứu.

Theo Mỹ Hà/ Dân Trí

  • Từ khóa

Trường quốc tế phát sách 'nhạy cảm' cho học sinh lớp 11, Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì?

Trưa 3.5, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phát đi thông tin về việc phụ huynh học sinh một trường quốc tế phản ánh học sinh được phát sách đọc có nội dung nhạy cảm với...
17:09 - 03/05/2024
94 lượt xem

Học bạ dưới 5 điểm/môn cũng trúng tuyển đại học

Trong khi giáo dục phổ thông 'lạm phát' học sinh giỏi thì ở nhiều trường đại học, thí sinh chỉ cần có học bạ từ 5 điểm/môn (3 môn) là trúng tuyển, thậm...
15:10 - 03/05/2024
144 lượt xem

Lần đầu tiên, Trung Quốc yêu cầu du học sinh thi đầu vào mới được nhập học

Kỳ thi tuyển sinh ĐH này áp dụng với một số đối tượng nhất định, theo thông tin do Hội đồng xét duyệt học bổng Trung Quốc (CSC) thuộc Bộ Giáo dục Trung...
10:48 - 03/05/2024
268 lượt xem

Thành lập hàng chục đoàn thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phê duyệt kế hoạch kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
09:16 - 03/05/2024
299 lượt xem

Từ hôm nay, Úc tiếp tục tăng yêu cầu chứng minh tài chính với du học sinh

Sau hơn nửa năm kể từ khi công bố yêu cầu mới về tài chính, Úc tiếp tục tăng mức tối thiểu mà du học sinh phải chứng minh để được xét duyệt thị thực du...
06:45 - 03/05/2024
351 lượt xem