11
/
172659
Đức thiếu hụt nhân viên chăm sóc trẻ em
duc-thieu-hut-nhan-vien-cham-soc-tre-em
news

Đức thiếu hụt nhân viên chăm sóc trẻ em

Thứ 5, 21/11/2024 | 10:27:00
120 lượt xem

Thiếu 125 nghìn nhân viên, Đức đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em.

Giáo viên nhập cư giúp trẻ em Đức được học thêm ngôn ngữ mới. 

Điều này khiến các cơ sở giáo dục gặp khó khăn trong việc duy trì chất lượng dịch vụ, đồng thời tạo áp lực lên nền kinh tế và các hộ gia đình.

Theo thống kê mới đây của Chính phủ Đức, nước này thiếu 125 nghìn nhân viên lành nghề tại các trung tâm chăm sóc trẻ em. Giải pháp của các trường mẫu giáo là tuyển dụng người lao động nhập cư có tay nghề, đặc biệt từ các quốc gia như Tây Ban Nha và các nước Mỹ Latinh.

Nhiều người lao động nước ngoài có trình độ chăm sóc trẻ em cao nhưng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm tại quê nhà. Vì vậy, Đức chính là cơ hội lớn cho họ được làm việc trong ngành nghề chuyên dụng.

Tại thành phố Cologne, một trung tâm chăm sóc trẻ em đã áp dụng mô hình song ngữ, sử dụng cả tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha. Ý tưởng này được thực hiện bởi các giáo viên nhập cư nhằm giúp trẻ em phát triển ngôn ngữ và tạo ra môi trường hòa nhập đa văn hóa. Phương pháp đào tạo “song ngữ” không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ em mà còn giúp giáo viên nhập cư hòa nhập vào xã hội Đức.

Mô hình tuyển dụng người lao động nhập cư đang giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt nhân lực trong ngành chăm sóc trẻ em. Trước đây, các phụ huynh buộc phải đón con sớm hoặc cho con tham gia các lớp trông trẻ buổi tối. Thậm chí trong trường hợp xấu nhất, một số trung tâm có thể phải đóng cửa cả ngày vì thiếu nhân viên khiến các phụ huynh chật vật tìm phương án thay thế.

Bên cạnh đó, khủng hoảng trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế Đức. Vì trung tâm chăm sóc trẻ em đóng cửa, phụ huynh buộc phải nghỉ làm ở nhà trông con.

Một nghiên cứu của cơ quan tuyển dụng Stepstone ước tính, cuộc khủng hoảng này gây thiệt hại khoảng 23 tỷ euro mỗi năm cho nền kinh tế, khiến hàng triệu giờ làm việc không được lấp đầy. Nhiều công ty cũng đã phải giảm giờ làm hoặc thậm chí sa thải nhân viên vì vấn đề này.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng Chính phủ Đức cần chủ động đưa ra những giải pháp tối ưu và dài hạn hơn. Ông Wido Geis-Thöne, chuyên gia chính sách gia đình tại Viện Kinh tế Đức, cho biết: “Chúng ta cần có một hệ thống giáo dục chăm sóc trẻ em hiệu quả hơn với các chính sách dài hạn và đầu tư mạnh mẽ vào việc đào tạo và cải thiện điều kiện làm việc cho các giáo viên”.

Cuộc khủng hoảng chăm sóc trẻ em tại Đức đang đe dọa chất lượng giáo dục và phát triển của trẻ em cũng như gây tổn hại lớn cho nền kinh tế quốc gia. Các biện pháp như cải thiện điều kiện làm việc, mở rộng các điểm trông trẻ, và cung cấp đào tạo cho nhân viên chăm sóc trẻ em là những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống giáo dục bền vững và công bằng cho tất cả trẻ em tại Đức.

Bà Katja Ross - giáo viên mẫu giáo sống tại Rostock chia sẻ: “Mỗi đồng tiền đầu tư vào giáo dục trẻ nhỏ sẽ mang lại lợi nhuận gấp 3 - 4 lần trong tương lai dài hạn, vì nó giúp phát triển thế hệ trẻ có trình độ học vấn cao, từ đó đóng góp tích cực vào nền kinh tế”. 

Theo Tú Anh/ GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/duc-thieu-hut-nhan-vien-cham-soc-tre-em-post709288.html

  • Từ khóa

Lặng thầm vun vén cho học trò

Nhiều thầy, cô giáo dạy học ở những điểm trường vùng sâu, xa cũng đồng thời là người kết nối các nguồn, lo cho học sinh...
08:45 - 21/11/2024
142 lượt xem

Cô giáo Việt đạt nhiều giải thưởng tại Úc, cùng đưa trường đứng số 2 thế giới

Sau thời gian công tác tại Việt Nam, cô Vũ Thị Phương Thảo lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ ở Úc và 'đầu quân' vào một ĐH hàng đầu nước này, đạt được nhiều dấu...
06:55 - 21/11/2024
186 lượt xem

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Đang chủ trương không cấm dạy thêm

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ đang chủ trương không cấm việc dạy thêm, mà cấm những hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức hoặc trái nguyên tắc chuyên môn của...
16:30 - 20/11/2024
583 lượt xem

Thiếu các quy định về bảo vệ nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp

Theo ĐBQH, Dự thảo Luật Nhà giáo thiếu các quy định về bảo vệ nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp.
14:33 - 20/11/2024
584 lượt xem

Xếp bậc lương giáo viên cao nhất: Cần thiết nhưng phải hài hòa với ngành khác

Các đại biểu đồng tình với các chính sách ưu đãi về phụ cấp và lương giáo viên, nhưng cho rằng cần có sự hài hòa với các ngành nghề khác, điển hình là y...
10:58 - 20/11/2024
692 lượt xem