205
/
172674
Hạn chế trục lợi chính sách khi thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
han-che-truc-loi-chinh-sach-khi-thi-diem-thuc-hien-du-an-nha-o-thuong-mai
news

Hạn chế trục lợi chính sách khi thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại

Thứ 5, 21/11/2024 | 14:00:02
1,973 lượt xem

Sáng 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Đa số các đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết xây dựng dự thảo Nghị quyết để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tăng thêm điều kiện tiếp cận đất đai cho phát triển nhà ở thương mại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng nguồn cung cấp của nhà ở, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Đặc biệt, nội dung của dự thảo Nghị quyết đã thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Bảo đảm công bằng, tránh phát sinh cơ chế xin - cho

Tán thành với quy định này, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho rằng, phạm vi thực hiện trên toàn quốc là phù hợp vì sẽ bảo đảm tính công bằng cho tất cả các tỉnh, thành phố có nhu cầu phát triển nhà ở thương mại, tránh phát sinh cơ chế xin - cho.

Đồng tình, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Tháp) nhận định, dự thảo Nghị quyết đã có đủ các cơ sở chính trị, pháp lý, thực tế như Tờ trình và Báo cáo thẩm tra. Việc Quốc hội ban hành nghị quyết này sẽ là cơ sở khơi thông nguồn lực, tăng thêm nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội.

Về phạm vi thí điểm, đại biểu Trịnh Xuân An đồng tình với việc thực hiện thí điểm trên phạm vi toàn quốc nhưng "không phải mang tính chất đại trà, chung chung".

Hạn chế trục lợi chính sách khi thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại ảnh 1

Đồng tình, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Tháp) nhận định, dự thảo Nghị quyết đã có đủ các cơ sở chính trị, pháp lý, thực tế như Tờ trình và Báo cáo thẩm tra.

"Theo quy định của Điều 3 hoặc Điều 4, chắc chắn chỉ áp dụng đối với khu đô thị. Cho nên không có chuyện lấy đất lúa, đất nông nghiệp một cách đại trà, tràn lan để thực hiện Nghị quyết này. Để thực hiện trên phạm vi toàn quốc, các dự án, tiêu chí phải đáp ứng theo yêu cầu của nghị quyết với các điều kiện, điều khoản cụ thể", đại biểu Trịnh Xuân An nêu.

Đại biểu cũng lưu ý, khi Nghị quyết thông qua cũng cần có những nguyên tắc để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, phù hợp, đáp ứng yêu cầu, tránh tạo sốt đất hoặc vi phạm pháp luật.

Đóng góp ý kiến tại Hội trường, đại biểu Phạm Văn Hòa (tỉnh Đồng Tháp) bày tỏ thống nhất phạm vi áp dụng trong toàn quốc.

"Nếu áp dụng chỉ trong một số tỉnh, thành phố, còn một số tỉnh khác không được áp dụng, sẽ dễ tạo ra cơ chế xin - cho và gây thắc mắc... ", đại biểu Phạm Văn Hòa lý giải.

Nêu một số vấn đề cốt lõi của Nghị quyết, đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh về điều kiện thực hiện nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận quyền sử dụng đất; thời gian áp dụng Nghị quyết.

Hạn chế trục lợi chính sách khi thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại ảnh 2

Đóng góp ý kiến tại Hội trường, đại biểu Phạm Văn Hòa (tỉnh Đồng Tháp) bày tỏ thống nhất phạm vi áp dụng trong toàn quốc.

Đại biểu Phạm Văn Hòa lý giải, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa..., nhà ở chung cư đã xây dựng, người dân đã vào ở nhưng đang vướng mắc trong việc làm thủ tục pháp lý. Người dân, doanh nghiệp cần Quốc hội, Chính phủ tháo gỡ cho họ về vấn đề này.

"Chúng ta không hợp thức hóa sai phạm cho doanh nghiệp mà vấn đề cốt lõi là tổ chức thực hiện, tránh lãng phí nguồn lực của xã hội", đại biểu Phạm Văn Hòa nêu.

Phát huy giá trị, hiệu quả đất quốc phòng an ninh

Liên quan đến việc cho phép thí điểm với đất quốc phòng, đất an ninh, đại biểu Trịnh Xuân An cho biết đây là loại đất đã được quy định rất chặt chẽ trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang. Hiện nay đã có thêm Chỉ thị số 34-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới.

Đây là những cơ chế để chăm lo đời sống cho các cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang cũng như phát huy giá trị, hiệu quả đất quốc phòng an ninh.

Bày tỏ sự ủng hộ cho thí điểm, đại biểu đề nghị bổ sung thêm cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thông qua danh mục khu đất dự kiến thực hiện dự án thí điểm đồng thời với việc thông qua danh mục, công trình, dự án thu hồi đất để chủ động.

Khi triển khai các dự án cũng phải theo các quy định chung của nghị quyết này, thực hiện sắp xếp tài sản công như Luật Đất đai, Luật Nhà ở... để bảo đảm tính chặt chẽ.

Theo đại biểu, khi nghị quyết thông qua cũng cần có những nguyên tắc để có một thị trường bất động sản lành mạnh, phù hợp, đáp ứng yêu cầu, tránh tạo ra sốt đất, vi phạm pháp luật.

Hạn chế trục lợi chính sách khi thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại ảnh 3

Đại biểu Trần Văn Tiến.

Liên quan đến nội dung này, đại biểu Trần Văn Tiến cho rằng tại khoản 3 quy định ưu tiên cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện dự án nhà ở thương mại trên khu đất thuộc bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an cần đưa ra khỏi đất quốc phòng, an ninh. Đại biểu đề nghị cần quy định thêm “khi Bộ Quốc phòng, bộ Công an có nhu cầu về phát triển nhà ở thương mại thì được ưu tiên” - đại biểu Tiến cho biết.

Khắc phục ngay cơ chế "xin cho"

Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, mục đích của việc ban hành Nghị quyết nhằm bổ sung phương thức tiếp cận đất đai để thực hiện các dự án nhà ở thương mại mà Luật Đất đai hiện chưa cho phép.

Lý giải về cơ chế dịch chuyển quyền sử dụng đất và phương thức tiếp cận đất đai để thực hiện dự án nhà thương mại, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, Luật nhà ở năm 2014 được ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2015 hạn chế 2 hình thức tiếp cận đất đai (hình thức tự thỏa thuận với người sử dụng đất và hình thức đang có quyền sử dụng đất thì xin chuyển mục đích) để thực hiện dự án nhà thương mại. Luật Đất đai năm 2024 kế thừa quy định này của Luật Nhà ở năm 2014, thậm chí còn quy định chặt chẽ hơn.

Hạn chế trục lợi chính sách khi thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại ảnh 4

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Như vậy, đối với các dự án nhà ở thương mại quy mô đất dưới 20ha, theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 sẽ không có phương thức tiếp cận đất đai vì không thuộc diện nhà nước thu hồi đất và cũng không thuộc diện được thỏa thuận nhận chuyển quyền hoặc được chuyển mục đích sử dụng đất, nếu như trong diện tích lũy không có đất ở.

"Vì vậy, mục đích ban hành nghị quyết này nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc xảy ra với tất cả các địa phương trên cả nước, nhất là các tỉnh nhỏ, thị trường bất động sản quy mô không lớn, không có nhiều dự án quy mô khu đô thị 20 ha trở lên. Các dự án còn lại không có phương thức tiếp cận đất đai nên không thể thực hiện được. Do vướng mắc trên phạm vi cả nước, nên cần thực hiện trên phạm vi cả nước để bảo đảm công bằng, khắc phục cơ chế xin-cho", Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường nêu.

Vấn đề về để bảo đảm an ninh lương thực, bảo vệ đất trồng lúa, đất trồng rừng, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, vấn đề này được kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia cho đến quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh cũng như lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.

Theo đó, các quy hoạch, kế hoạch đã xác định rõ diện tích đất nông nghiệp được chuyển mục đích sang phi nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội, trong đó bao gồm cả các diện tích đất để thực hiện dự án theo nghị quyết này cũng như các dự án phát triển nhà ở thương mại theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.

"Như vậy, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay thực hiện theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết này, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ các quy hoạch. Mà các quy hoạch này đã phải bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa và bảo đảm độ che phủ rừng", Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh.

Theo Sơn Bách/NDO (Ảnh: DUY LINH)

https://nhandan.vn/han-che-truc-loi-chinh-sach-khi-thi-diem-thuc-hien-du-an-nha-o-thuong-mai-post846097.html

  • Từ khóa

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phải là "địa chỉ đỏ", không gian văn hóa đặc biệt

Chiều 3/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến tham quan và làm việc tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tham gia đoàn công tác có: Đại tướng Phan Văn Giang,...
20:51 - 03/12/2024
81 lượt xem

Singapore cam kết hỗ trợ Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Ngày 3-12, trong khuôn khổ chuyến thăm Singapore, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam và tiếp một số...
15:43 - 03/12/2024
206 lượt xem

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

Sáng 3/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương đã có cuộc làm việc với Viện Kiểm sát Nhân dân tối...
14:17 - 03/12/2024
239 lượt xem

Tổng Bí thư: Tinh gọn bộ máy làm từ trên xuống, hoàn thành trong quý 1/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, vấn đề sắp xếp, tinh gọn bộ máy 'đã chín', lần này sẽ làm từ trên xuống, 'T.Ư làm gương, địa phương hưởng ứng', phấn đấu...
14:53 - 03/12/2024
234 lượt xem

Thủ tướng lần thứ 5 kiểm tra hiện trường dự án sân bay Long Thành

Sáng 3/12, tại Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ triển khai dự án sân bay Long Thành và đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.
12:08 - 03/12/2024
287 lượt xem