11
/
149611
Thí sinh, giáo viên ngỡ ngàng với đề địa lý: Chưa từng học, chưa từng dạy!
thi-sinh-giao-vien-ngo-ngang-voi-de-dia-ly-chua-tung-hoc-chua-tung-day
news

Thí sinh, giáo viên ngỡ ngàng với đề địa lý: Chưa từng học, chưa từng dạy!

Thứ 5, 29/06/2023 | 18:01:08
1,938 lượt xem

Đề địa lý thuộc bài thi tổ hợp khoa học xã hội kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 được nhiều giáo viên đánh giá là "lạ" và khó.

"Tắc" ở Atlat, biểu đồ 

Cô L.T.T, giáo viên dạy địa lý tại Nghệ An nhận định, đề địa lý thi tốt nghiệp THPT năm nay làm khó thí sinh.

Cụ thể, cô T. cho biết chỉ có phần lý thuyết đúng cấu trúc đề minh họa còn phần kỹ năng thì không. Trong số 19 câu hỏi kỹ năng, các câu hỏi về kỹ năng Atlat thách thức những học sinh không học kỹ hoặc không được giáo viên hướng dẫn kỹ về cách sử dụng Atlat theo tiêu đề. 

"Những năm trước đây, cụ thể là từ 2017-2022, các câu hỏi phần Atlat luôn ghi rõ số trang. Còn năm nay, câu hỏi chỉ ghi tiêu đề. Thí sinh muốn biết trang Atlat đó nằm ở đâu phải tra mục lục. Thời gian tra có thể lên đến cả phút", cô T. chia sẻ.

Cũng theo lời cô T., những nội dung khó nhất bài thi nằm ở câu biểu đồ. Cô T. nói, các câu hỏi về biểu đồ lạ đến mức cô chưa từng gặp trong các đề thi của nhiều năm nay, bao gồm cả đề thi học sinh giỏi quốc gia môn địa lý. Bản thân cô là giáo viên nhưng cũng chưa hướng dẫn học sinh cách vẽ những biểu đồ này.

Thí sinh, giáo viên ngỡ ngàng với đề địa lý: Chưa từng học, chưa từng dạy! - 1

Thí sinh, giáo viên ngỡ ngàng với đề địa lý: Chưa từng học, chưa từng dạy! - 2

Thí sinh, giáo viên ngỡ ngàng với đề địa lý: Chưa từng học, chưa từng dạy! - 3

Thí sinh, giáo viên ngỡ ngàng với đề địa lý: Chưa từng học, chưa từng dạy! - 4

Đề môn địa lý thi tốt nghiệp THPT 2023

Đồng quan điểm, cô Nguyễn Thị Mai - Giáo viên Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TPHCM) khẳng định: "Đề năm nay lạ và khó".

Cô Mai cho biết, 21 câu hỏi phần lý thuyết chiếm 5,25 điểm nhưng không dễ lấy. Các câu về vùng kinh tế, ngành kinh tế đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng tư duy logic tốt chứ không chỉ học thuộc lòng. Riêng phần kỹ năng 19 câu đều ở mức khó.

"Phần Atlat không chỉ khó khi đòi hỏi học sinh phải nắm rất kỹ cách dùng Atlat, biết rõ trang nào có nội dung gì và còn nâng độ khó của các câu hỏi với những đối tượng không dễ tra cứu.

4 câu hỏi phần bảng số liệu thực sự khó, rất dễ gây nhầm lẫn. Học sinh phải biết tính toán, nắm chắc kiến thức và tư duy vận dụng cao mới có thể giải quyết", cô Mai nêu quan điểm.

Cô Mai dự đoán, với những thí sinh khá, có mục đích nộp hồ sơ vào các ngành khối C có thể đạt mức 7 điểm với đề thi này. Còn thí sinh thi các khối D, A1, chọn tổ hợp khoa học xã hội cho nhẹ nhàng thì đạt 6 điểm không dễ.

Khó kiếm điểm 8, cực hiếm điểm 10

Thầy Trần Văn Tài (Hà Nội) có góc nhìn khác cô T. và cô Mai khi nhận định câu hỏi Atlat hay biểu đồ không quá khó nếu học sinh được giáo viên ôn tập kỹ về kỹ năng.

"Thông thường, tôi đều hướng dẫn học trò cách sử dụng Atlat không phụ thuộc vào số trang. Như từ trang nào tới trang nào có nội dung gì, tránh việc tra cứu mục lục mất thời gian.

Phần biểu đồ, học sinh cần được hướng dẫn về đặc trưng của mỗi dạng biểu đồ. Ví dụ biểu đồ đường thẳng thường rất hiếm khi thể hiện cơ cấu. Hiểu được tính chất biểu đồ thì học sinh không quá lúng túng khi giải quyết yêu cầu đề bài", thầy Tài cho hay.

Tuy nhiên, thầy Tài cho biết, thí sinh sẽ khó đạt mức điểm trên 8,5 với đề địa lý năm nay. Mức điểm 10 sẽ rất hiếm.

Em H.T.T (Trường THPT Cầu Giấy) cho biết em gặp khó khăn ở các câu kỹ năng Atlat như tìm trạm khí tượng có lượng mưa cao nhất, quy mô dân số giữa các tỉnh thành. 4 câu biểu đồ em không chắc chắn câu nào.

"Em chưa bao giờ bắt gặp dạng câu hỏi này trước đây", T cho biết và dự kiến chỉ đạt 7 điểm.

Em N.T.T.M (Trường THPT Xuân Phương) chia sẻ: "Phần Atlat em có chút bất ngờ khi không thấy số trang. Tuy nhiên em đã ôn kỹ nên nhớ được nội dung trong câu hỏi ở trang nào. Phần biểu đồ em chỉ làm được 1 câu. 3 câu còn lại em có hỏi cô giáo và được cô cho biết là sai rồi.

Cô cũng động viên em, đó cũng là những câu hỏi khó, nhiều bạn làm sai. Em chưa từng được cô hướng dẫn những câu hỏi như thế này. Em không dám dự tính mức điểm vì muốn thi xong môn ngoại ngữ mới tra cứu lại đáp án chi tiết".

Địa lý là 1 trong 3 môn thi thành phần bài thi khoa học xã hội. Đề bài gồm 40 câu trắc nghiệm với 21 câu lý thuyết và 19 câu kỹ năng. Thời gian làm bài thi là 50 phút.

Sáng nay, các thí sinh hoàn thành hai bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Chiều nay, thí sinh thi môn cuối là môn ngoại ngữ.

Buổi thi sáng 29/6 không ghi nhận sự cố lộ, lọt đề thi như ngày thi hôm qua, 28/6.

Theo Hoàng Hồng/ Dân trí

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/thi-sinh-giao-vien-ngo-ngang-voi-de-dia-ly-chua-tung-hoc-chua-tung-day-20230629125813161.htm

  • Từ khóa

Chuẩn bị các bước "nước rút" để thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT đạt hiệu quả

Từ ngày 11 đến hết ngày 17/5, các sở giáo dục và đào tạo (GD và ÐT) cùng các đơn vị đăng ký dự thi trên cả nước triển khai rà soát, kiểm tra, chỉnh sửa...
09:52 - 12/05/2024
117 lượt xem

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.
08:47 - 11/05/2024
721 lượt xem

1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến thành công

Chiều 10/5, Bộ GD&ĐT có báo cáo về công tác đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
19:13 - 10/05/2024
1,033 lượt xem

Trường THPT công lập nào ở Hà Nội có tỷ lệ chọi vào lớp 10 cao nhất?

Hôm nay 10.5, Sở GD-ĐT Hà Nội công bố số thí sinh đăng ký thi lớp 10 vào các trường THPT công lập năm nay.
17:25 - 10/05/2024
1,134 lượt xem

17 giờ hôm nay kết thúc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, 17 giờ hôm nay 10.5 là thời điểm kết thúc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024, sau thời gian này thí sinh sẽ không được...
14:20 - 10/05/2024
1,187 lượt xem