11
/
143803
Bác bỏ đề xuất nghệ sĩ nhân dân được công nhận tiến sĩ
bac-bo-de-xuat-nghe-si-nhan-dan-duoc-cong-nhan-tien-si
news

Bác bỏ đề xuất nghệ sĩ nhân dân được công nhận tiến sĩ

Thứ 4, 08/03/2023 | 09:50:40
2,122 lượt xem

"Nếu nghệ sĩ nhân dân được công nhận tương đương trình độ tiến sĩ thì tiến sĩ cũng sẽ được công nhận là nghệ sĩ nhân dân. Điều này theo luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học chắc chắn là không thể".

Trên đây là ý kiến của TS Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến thông tin Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội vừa đề xuất nghệ sĩ nhân dân được công nhận là tiến sĩ đang gây xôn xao dư luận.

Trao đổi với PV Dân trí chiều 7/3, TS Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, tiêu chí đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ so với tiêu chí đánh giá nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân khác nhau hoàn toàn, không thể quy đổi được.

Nghệ sĩ nhân dân là danh hiệu được trao tặng cho những diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ..., có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển nghệ thuật và xã hội.

Trong khi, tiến sĩ là bằng cấp được các trường đại học cấp sau khi nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình học, có công trình nghiên cứu và được phản biện/bảo vệ bởi hội đồng khoa học.

Đặc biệt, cũng theo TS Nghệ, hiện nay trong Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học đều chưa có quy định về quy đổi tương đương giữa trình độ tiến sĩ và nghệ sĩ nhân dân. Do vậy, điều này hoàn toàn không thể xảy ra. 

Cũng liên quan đến vấn đề này, chiều nay (7/3), Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đình Thi, Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội cho biết, dư luận đang hiểu nhầm về đề xuất này.

Theo GS Thi, đề xuất này không phải đánh đồng tất cả mọi đối tượng nghệ sĩ nhân dân (NSND) đều được đề xuất công nhận là tiến sĩ mà chỉ đề xuất cho nghệ sĩ nhân dân giảng dạy ở các khối trường nghệ thuật, có trình độ thạc sĩ thì được công nhận tương đương tiến sĩ để đáp ứng quy định mỗi ngành học phải có 5 tiến sĩ.

Bác bỏ đề xuất nghệ sĩ nhân dân được công nhận tiến sĩ - 1

Không phải tất cả mọi nghệ sĩ nhân dân đều được đề xuất công nhận là tiến sĩ (Ảnh: ĐH Duy Tân).

Theo GS Thi, đề xuất này hoàn toàn không mới bởi từ một năm trước, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về công tác đào tạo chuyên sâu đặc thù, để áp dụng cho những khối văn hóa nghệ thuật nói chung, trong đó có Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, nhà trường và một số trường nghệ thuật đã có đề xuất ý kiến này nên vấn đề đã được đưa ra bàn thảo.

Một số ý kiến cho rằng, quy định mỗi ngành học có 5 tiến sĩ là hơi cao so với các cơ sở giáo dục đào tạo nghệ thuật.

Nhìn chung, nghị định đó đã được góp ý nhiều vấn đề và hiện chưa được phê duyệt.

Do vậy, đề xuất giảng viên là nghệ sĩ nhân dân có trình độ thạc sĩ được tính là giảng viên cơ hữu tương đương tiến sĩ nhằm đáp ứng điều kiện trong việc mở ngành và xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các nhà trường.

"Tôi đã từng làm tiến sĩ nên tôi hiểu học vị tiến sĩ và danh hiệu tiến sĩ là hai tiêu chuẩn rất khác nhau, không thay thế cho nhau được.

Đào tạo tiến sĩ là đào tạo lý thuyết, cần phải biết áp dụng lý thuyết, sử dụng phương pháp nghiên cứu. Làm luận án là thực hiện một công trình khoa học, trong khi nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú thiên về thực hành", GS Thi cho hay.

Chia sẻ thêm với PV Dân trí, GS Thi nói rằng, tại buổi làm việc với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội với Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội ngày 6/3, phía Ủy ban Văn hóa Giáo dục cho biết, sẽ tiếp thu và suy nghĩ thêm về ý kiến đề xuất trên đây. 

Trước đó, tại buổi làm việc của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội với Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội (ngày 6/3), một số báo chí thông tin cho biết, Trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội xin cơ chế đặc thù cho các giảng viên có danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân được tính tương đương học vị thạc sĩ, tiến sĩ để phù hợp ngành nghề đào tạo.

Nhà trường cho rằng, theo quy chế tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ yêu cầu tiêu chuẩn của người hướng dẫn là tác giả chính bài báo khoa học đăng trên tạp chí được Hội đồng Giáo sư Nhà nước đánh giá tới 0,75 điểm trở lên là yêu cầu quá cao. Nhà trường đề xuất chỉ quy định khung điểm là 0,5, đồng thời đề nghị tăng số lượng giảng viên thỉnh giảng cho cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật. 

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/bac-bo-de-xuat-nghe-si-nhan-dan-duoc-cong-nhan-tien-si-20230307162818769.htm

  • Từ khóa

Thủ tướng nêu từ khóa để phát triển khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Tham dự và phát biểu tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu ra những từ khóa định hướng...
14:01 - 12/05/2024
95 lượt xem

Chuẩn bị các bước "nước rút" để thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT đạt hiệu quả

Từ ngày 11 đến hết ngày 17/5, các sở giáo dục và đào tạo (GD và ÐT) cùng các đơn vị đăng ký dự thi trên cả nước triển khai rà soát, kiểm tra, chỉnh sửa...
09:52 - 12/05/2024
246 lượt xem

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.
08:47 - 11/05/2024
848 lượt xem

1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến thành công

Chiều 10/5, Bộ GD&ĐT có báo cáo về công tác đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
19:13 - 10/05/2024
1,154 lượt xem

Trường THPT công lập nào ở Hà Nội có tỷ lệ chọi vào lớp 10 cao nhất?

Hôm nay 10.5, Sở GD-ĐT Hà Nội công bố số thí sinh đăng ký thi lớp 10 vào các trường THPT công lập năm nay.
17:25 - 10/05/2024
1,265 lượt xem