11
/
138552
Thay đổi 'thói quen cũ' dạy môn Khoa học tự nhiên
thay-doi-thoi-quen-cu-day-mon-khoa-hoc-tu-nhien
news

Thay đổi 'thói quen cũ' dạy môn Khoa học tự nhiên

Thứ 7, 26/11/2022 | 08:14:58
2,249 lượt xem

Trước khó khăn chung về đội ngũ, các trường THCS đã chủ động sắp xếp thời khóa biểu để triển khai thuận lợi việc dạy học môn Khoa học tự nhiên.

Cô Mai Thị Lệ Thúy và học trò trong giờ học.

Chủ động thời gian dạy - học

Cô Mai Thị Lệ Thúy, GV Trường THCS Kim Đồng, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, cho biết: Trong giai đoạn triển khai song song 2 chương trình, việc dạy học môn Khoa học tự nhiên vẫn có những khó khăn nhất định. Một trong số đó là GV có những tuần bị vượt số tiết nhiều so với quy định.

Trước khó khăn này, cô Thúy cho biết giải pháp của nhà trường là xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình thực tế về đội ngũ, cơ sở vật chất hiện có. Ban giám hiệu phân công 2 GV dạy 1 phân môn/1 khối lớp. Điều này giúp thầy cô có thể giúp đỡ lẫn nhau trong giảng dạy; đồng thời trải đều được số tiết của GV do các phân môn sắp xếp so le nhau ở 2 khối 6, 7.

Trường cũng ưu tiên xây dựng kế hoạch môn học và tổ chức dạy học các nội dung theo đúng thứ tự chủ đề trong sách giáo khoa. Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường hàng tuần phải dành một quỹ thời gian nhất định cho việc điều chỉnh thời khóa biểu để phù hợp với tiến độ giảng dạy thực tế gắn với các bộ môn tích hợp.

GV bộ môn nắm bắt thời khóa biểu đã điều chỉnh hàng tuần để thực hiện đúng theo quy định. GV chủ nhiệm cũng nắm bắt và thông báo sớm cho học sinh cập nhật. Cuối mỗi tuần học, nhà trường sẽ thông báo thời khóa biểu của tuần học tiếp theo.

“Trường chúng tôi chủ động từ khâu phân công chuyên môn, dự kiến số tiết/GV/tuần; việc sắp xếp thời khóa biểu dựa trên kế hoạch mà nhà trường đã xây dựng nên không gặp khó khăn. Tổ chuyên môn cũng linh hoạt, chủ động trong sắp xếp thời khóa biểu để GV không bị vượt quá mức số giờ làm việc theo quy định. Đối với học sinh, do nhà trường chủ động dạy theo tiến trình sách giáo khoa nên các em hiểu Khoa học tự nhiên chỉ là 1 môn học.

Ngay từ đầu năm học, học sinh được giới thiệu GV đảm nhiệm từng phân môn nên không bỡ ngỡ. Thời khóa biểu được sắp xếp theo tuần. Cuối mỗi tuần, các GV dạy môn Khoa học tự nhiên sẽ chủ động báo cáo tiết chốt cuối để chuyên môn sắp thời khóa biểu tuần tiếp theo. Bởi vậy cả thầy và trò đều chủ động được thời gian dạy và học” - cô Mai Thị Lệ Thúy cho hay.


Tại Trường THCS Thụy Trường (Thái Thụy, Thái Bình), thầy Vũ Nho Hoàng - Tổ phó Tổ Khoa học tự nhiên - cũng chia sẻ khó khăn tương tự khi có thời điểm giáo viên đảm nhận nhiều tiết do ngoài dạy môn Khoa học tự nhiên khối 6, 7, thầy cô còn dạy Vật lý, Hóa học, Sinh học theo Chương trình GDPT 2006 với khối 8, 9.

Giải pháp của trường là triển khai để giáo viên nắm bắt đầy đủ nhất các văn bản hướng dẫn của phòng/sở/Bộ GD&ĐT; chú ý xây dựng các kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng dẫn tại Công văn số 2384/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT. Cụ thể, tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục môn học; rà soát, đối chiếu với các môn học khác nhau để xây dựng chủ đề liên môn. Nhà trường tập hợp kế hoạch giáo dục của tổ, nhóm chuyên môn, xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường một cách tỉ mỉ, cụ thể tới từng tiết, tuần và đồng bộ thống nhất giữa nhà trường - tổ chuyên môn - giáo viên giảng dạy.

Ảnh minh họa/ INT 

Khắc phục “thói quen cũ”

Thời điểm này, với việc triển khai dạy học môn Khoa học tự nhiên, cơ bản nhà trường đã phân công GV đảm nhận các mạch nội dung và xếp thời khóa biểu để tổ chức dạy học phù hợp với logic của chương trình, bảo đảm thuận lợi cho GV và học sinh. Việc điều chỉnh số tiết/tuần của các môn học ở lớp khác nhau do cùng một GV đảm nhận ở nhiều trường đã được thực hiện, bảo đảm định mức tiết/tuần của GV theo quy định.

Tại Hà Nam, bà Trần Thị Thu Hiền, Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học - Giáo dục thường xuyên, Sở GD&ĐT, thông tin: Căn cứ kế hoạch dạy học môn học đã được xây dựng theo hướng dẫn của Bộ/sở GĐ&ĐT và căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các phân môn và chủ đề liên môn của chương trình môn học phù hợp với năng lực từng giáo viên.

Đối với chủ đề chung (liên môn), hiệu trưởng phân công giáo viên có năng lực chuyên môn phù hợp dạy. Giáo viên trong tổ/nhóm liên môn bàn bạc thống nhất phân chia nhiêm vụ giảng dạy các chuyên đề ngay từ đầu năm học. Căn cứ thống nhất phân công nhiệm vụ giảng dạy trong nhóm GV liên môn, hiệu trưởng xếp thời khóa biểu lên lớp cho từng GV phù hợp với kế hoạch giáo dục của tổ/nhóm chuyên môn hằng tuần.

“Để bảo đảm chất lượng, GV thực hiện dạy các phân môn/chủ đề phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Hằng tuần các tổ nhóm GV liên môn tổ chức hội ý trao đổi, hỗ trợ, cung cấp tài liệu nghiên cứu trước, thống nhất bổ sung nội dung kiến thức liên môn phù hợp để GV giảng dạy trong mỗi chủ đề. Với phương án bố trí phân công chuyên môn như trên, đến thời điểm hiện tại, các trường THCS trên địa bàn tỉnh đều ổn định và yên tâm xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường nói chung, kế hoạch giáo dục môn Khoa học tự nhiên nói riêng” - bà Trần Thị Thu Hiền nhìn nhận.

Bên cạnh đơn vị làm tốt, vẫn có trường xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục theo thói quen cũ, chia đều số tiết của môn học cho 35 tuần, gây khó khăn trong phân công GV đảm nhận các mạch kiến thức. Xếp thời khóa biểu nhiều trường cũng theo lối cũ, thực hiện chu kỳ theo tuần; dẫn tới tình trạng ở các tuần GV đến lượt đảm nhận môn Khoa học tự nhiên thì quá nhiều tiết, trong khi những tuần khác lại có số tiết/tuần ít.

Do khó khăn trong việc xếp thời khóa biểu nên nhiều trường đã phân công cho 3 GV đảm nhận môn Khoa học tự nhiên “bóc ra” dạy song song trong cả năm học. Cách làm này khiến học sinh phải có 3 cuốn vở, trong 1 tuần học 3 - 4 tiết môn Khoa học tự nhiên ở 3 mạch nội dung khác nhau, sử dụng sách giáo khoa đầu - giữa - cuối. Tình trạng này đòi hỏi sớm có giải pháp khắc phục để dạy học môn Khoa học tự nhiên bảo đảm tính khoa học, sư phạm, phù hợp với nội dung môn học.

“Nhà trường cũng đặc biệt chú trọng sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, nhất là với khối 6, 7 để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho giáo viên; đồng thời đề ra giải pháp cụ thể để tổ chức tốt các hoạt động học tập. Trong 3 GV dạy môn Khoa học tự nhiên của một khối, nhà trường cử ra 1 người phụ trách, tạo thuận lợi trong việc thống nhất chương trình và vào điểm kiểm tra đánh giá” - thầy Vũ Nho Hoàng cho hay.


Theo Hải Bình/ GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/thay-doi-thoi-quen-cu-day-mon-khoa-hoc-tu-nhien-post616590.html

  • Từ khóa

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năm 2024

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo nhằm giúp thí sinh có nguyện vọng đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024 có căn cứ để nghiên cứu,...
15:33 - 26/04/2024
215 lượt xem

16 sinh viên học vượt tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM nhận bằng tốt nghiệp

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM trao bằng tốt nghiệp cho 1.053 sinh viên, trong đó 16 SV học vượt (3,5 năm) với thành tích cao.
14:28 - 26/04/2024
229 lượt xem

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết...
10:50 - 26/04/2024
325 lượt xem

Những điểm mới cần nhớ khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Thời điểm này, học sinh lớp 12 đang đăng ký thử và sẽ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 chính thức ngay sau kỳ nghỉ lễ 30.4 (từ 2 - 10.5). Để đảm...
09:23 - 26/04/2024
350 lượt xem

Khi cô giáo mầm non "đeo mặt nạ", hôn hít đón trẻ, khép cửa là... đánh

Không chỉ đến sự việc chủ nhóm lớp Tí Bo đánh, đè lên người trẻ nhét đồ ăn gây bức xúc, đã quá nhiều vụ việc có chung mẫu số cô giáo mầm non cười tươi khi...
16:40 - 25/04/2024
777 lượt xem