11
/
100770
“Quả ngọt” đến từ lòng kiên nhẫn và sự chắt chiu
qua-ngot-den-tu-long-kien-nhan-va-su-chat-chiu
news

“Quả ngọt” đến từ lòng kiên nhẫn và sự chắt chiu

Thứ 6, 20/11/2020 | 07:00:00
933 lượt xem

BGTV- Bàn tay nhà giáo để cầm phấn viết những dòng chữ mềm mại nhưng đối với giáo viên mầm non, bàn tay như chưa hề có phút ngơi nghỉ để chăm trẻ từ miếng ăn, giấc ngủ, cho đến dạy trẻ kiến thức, kỹ năng… Nhưng để cảm được “quả ngọt” từ nghề, các cô phải chắt chiu từng niềm vui, nỗi buồn.

Áp lực nghề giáo viên mầm non

Thời gian gần đây, có không ít trường hợp bạo hành trẻ mầm non diễn ra trên khắp cả nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và thể chất của các em, lòng tin của các bậc phụ huynh. Hình ảnh về nghề cũng vì thế mà thay đổi theo chiều hướng không tốt. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều cô giáo ngày đêm đến với bản làng xa xôi để dạy dỗ, chăm sóc các em nhỏ, miệt mài học hỏi, tìm kiếm và sáng tạo những tiết học hay. Sự cống hiến, tận tụy với nghề của những giáo viên mầm non tâm huyết vẫn đáng để trân trọng, đặc biệt khi áp lực và cường độ làm việc là rất lớn.

Một cây bị hư không phải cả khu rừng đều đáng chặt bỏ.

Cô Bùi Thị Nga ở thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) có thâm niên 10 năm trong nghề tâm sự: "Có lẽ, ít ai hiểu và cảm nhận được nghề giáo viên mầm non - công việc thường được gọi là "ôsin có bằng cấp". Giáo viên thường kiêm nhiệm đồng thời các vai trò: giáo viên, diễn viên, nghệ sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ, thậm chí là lao công, tạp vụ… để chăm sóc lớp học hơn hai mươi học sinh".

Họ không chỉ đa năng mà còn phải giỏi trong việc kiềm chế cảm xúc, kiên nhẫn trong giảng dạy, hiền từ và yêu thương. Trường mầm non được xem là môi trường giáo dục đầu tiên, trẻ ở độ búp măng là tương lai của xã hội. Giáo viên mầm non không chỉ là người truyền đạt nhận thức mà còn ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Hành động, lời nói, hình ảnh cô sẽ đi theo trẻ suốt cả chặng đường đời.

Trước khó khăn, thử thách trong cơ chế thị trường, đôi lúc các cô không khỏi nản lòng, mệt mỏi. Nhưng sau tất cả những điều đó, lý do gắn bó với nghề các cô luôn mỉm cười chia sẻ, đó chính là ánh mắt, nụ cười và sự tiến bộ mỗi ngày của các thiên thần nhỏ.

Yêu nghề từ nụ cười của trẻ

Gia đình cô Vũ Thị Liên  – Hiệu trưởng Trường mầm non Ngô Quyền, thành phố Bắc Giang, hiện có 3 chị em cùng là giáo viên mầm non trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, cô Liên chia sẻ: “Nghề giáo viên mầm non đong đầy niềm vui nhưng áp lực từ nhiều phía. Chính bản thân tôi, em gái và em dâu cũng chưa bao giờ nghĩ theo nghề được đến ngày hôm nay. Mỗi lần khó khăn, chị em động viên bằng những câu chuyện tích cực, kể với nhau về học sinh ngoan và chia sẻ lòng biết ơn khi phụ huynh đồng cảm. Động lực lớn nhất giúp chị em chúng tôi lựa chọn và quyết tâm gắn bó với nghề chính là tình yêu thương và quyết tâm mang lại thật nhiều giá trị cho những đứa trẻ cùng với sự gắn kết, yêu thương, sẻ chia từ những người đồng nghiệp”

Niềm vui dạy học được các giáo viên yêu nghề nhìn nhận dưới nhiều góc độ.

Còn với cô Hoàng Thị Loan - giáo viên mầm non tại thành phố Bắc Giang, niềm vui dạy học được nhìn nhận dưới nhiều góc độ: niềm vui khi được dõi theo những thế hệ học trò mình được gắn bó, ngắm nhìn đôi mắt long lanh của trẻ thơ đầy khát vọng, say sưa nghe cô giảng bài;… "Đó còn là niềm vui khi nhìn thấy sự tiến bộ của các em và nét rạng rỡ của phụ huynh mỗi buổi đón con về. Bản thân tôi hạnh phúc khi nhận ra: Mỗi đứa trẻ là một thế giới riêng biệt là độc đáo. Với trẻ, không có gì là sai hoặc đúng, đúng - sai là do chúng ta định hướng", cô Loan nói thêm.

Việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ mầm non mang lại cho giáo viên rất nhiều trải nghiệm, cung bậc cảm xúc,... Trong những năm tháng đầu đời, được đồng hành cùng tuổi thơ để nuôi dưỡng cảm xúc chân thành, đáng yêu của trẻ là niềm hạnh phúc bình dị đong đầy tình thương và bao dung của các cô. "Chưa từng làm mẹ nhưng em có một đàn con. Khi chưa sinh con, bao người gọi em là mẹ. Sao mà yêu thế, em nâng những búp tay thon. Vì yêu các con, em là cô giáo mầm non". (bài hát Tâm tình cô giáo mầm non). Tình yêu thương với những đứa trẻ sẽ là động lực không nhỏ để các cô gắn bó với nghề. Bên cạnh đó, sự thấu hiểu và đồng hành từ phía phụ huynh, xã hội cũng sẽ là điểm tựa quan trọng để các cô chinh phục nhiều trải nghiệm thú vị.

Huyền Trang

  • Từ khóa

Rớt lớp 10 trường công lập không phải là một thảm họa

Học sinh lớp 9 đối mặt nhiều áp lực trước kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Tôi muốn kể câu chuyện bản thân mình trưởng thành từ trung tâm giáo dục thường xuyên...
20:28 - 29/04/2024
77 lượt xem

Đào tạo nhân lực sư phạm: Có cần kỳ thi riêng?

Năm 2024, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm TPHCM tiếp tục tổ chức kỳ thi riêng cùng các phương thức tuyển sinh khác
12:42 - 29/04/2024
257 lượt xem

Giáo sư hàng đầu thế giới cảnh báo cẩn trọng với việc chạy đua thứ hạng

Giáo sư Lily Kong, Chủ tịch ĐH Quản lý Singapore (SMU) cho rằng, cần cẩn trọng với các bảng xếp hạng đại học bởi nhiều tiêu chí không phản ánh chất lượng...
08:29 - 28/04/2024
909 lượt xem

Sinh viên trường được doanh nghiệp "ưng nhất" khó đạt loại khá, giỏi?

Chỉ hơn 66% sinh viên của trường đại học được các nhà tuyển dụng phía Nam "ưng" nhất khi tuyển dụng xếp loại học lực khá, giỏi, xuất sắc.
08:43 - 27/04/2024
1,556 lượt xem

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năm 2024

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo nhằm giúp thí sinh có nguyện vọng đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024 có căn cứ để nghiên cứu,...
15:33 - 26/04/2024
1,950 lượt xem