4
/
70384
Không riêng Việt Nam, thế giới cũng đau đầu với 'kinh tế ngầm'
khong-rieng-viet-nam-the-gioi-cung-dau-dau-voi-kinh-te-ngam
news

Không riêng Việt Nam, thế giới cũng đau đầu với 'kinh tế ngầm'

Thứ 7, 16/02/2019 | 13:16:55
919 lượt xem

Hoạt động kinh tế ngầm không được phản ánh vào số liệu chính thức sẽ khiến GDP và các chỉ số khác trở nên thiếu chính xác.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký phê duyệt Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát, nhằm phản ánh đầy đủ, toàn diện phạm vi, quy mô nền kinh tế. Tổng cục Thống kê sẽ đo lường thử nghiệm từ năm nay (2019), và chính thức từ 2020.

Khu vực "Kinh tế chưa được quan sát" (NOE) không chỉ là vấn đề của Việt Nam. Trên thế giới, các nhà kinh tế học vẫn còn đang tranh cãi về cách đo lường quy mô khu vực này. Tuy nhiên, tất cả đều đồng ý rằng nó có tác động đến GDP và các số liệu kinh tế khác.

NOE không được phản ánh vào số liệu chính thức sẽ khiến GDP và các chỉ số khác trở nên thiếu chính xác. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng đây có thể là vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt tại các nước mới nổi và đang chuyển dịch.

Quy mô nền kinh tế ngầm so với GDP tại một số quốc gia, theo số liệu của IAW năm 2017

Khi nhắc đến NOE, nhiều người thường nghĩ tới các hoạt động tội phạm, như buôn lậu, mại dâm hay đánh bạc bất hợp pháp. Tuy nhiên, phạm vi của khu vực này rộng hơn rất nhiều. Trong Sổ tay về Đo lường Khu vực Kinh tế chưa được quan sát do OCED phát hành, NOE bao gồm các hoạt động sản xuất ngầm (hợp pháp nhưng cố tình che giấu để né thuế hoặc lách quy định), bất hợp pháp, phi chính thức (thực thể hợp pháp, nhưng quy mô nhỏ, không đăng ký kinh doanh) hoặc tự cung tự cấp tại hộ gia đình.  

Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để đo lường quy mô nền kinh tế chưa được quan sát, cả trực tiếp và gián tiếp. Chúng dựa trên khảo sát trực tiếp, hoặc ước tính qua các số liệu vĩ mô (tiêu thụ điện, nhu cầu tiền tệ, lực lượng lao động thực tế,...).

Đầu năm ngoái, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố báo cáo "Các nền kinh tế ngầm trên thế giới: Chúng ta học được gì sau 20 năm", nghiên cứu về sự phát triển của các phương pháp đo lường hiện hành và mới xuất hiện. Các phương pháp mới, đặc biệt là phương pháp vĩ mô như CDA (Currency Demand Approach) và MIMIC (Multiple Indicators Multiple Causes) được đánh giá là mô hình nhiều tiềm năng, trên quan điểm kinh tế lượng. Kết quả của chúng cũng khá gần với số liệu thu được từ khảo sát hoặc sử dụng bởi các cơ quan thống kê.

Báo cáo của IMF tính toán quy mô nền kinh tế chưa được quan sát tại 158 quốc gia trên thế giới giai đoạn 1991-2015. Theo đó, tính trung bình, con số này trên toàn cầu tương đương 31,9% GDP. Cao nhất là Zimbabwe với 60,6%. Thấp nhất là Thụy Sĩ với 7,2%.

Nhìn chung, báo cáo đánh giá quy mô NOE trên toàn cầu giảm ổn định. Xu hướng này chỉ bị gián đoạn trong năm 2008, do khủng hoảng tài chính thế giới.

IMF nhận định NOE và tham nhũng xuất hiện nhiều tại các nền kinh tế bị kiểm soát chặt, nhưng quản lý yếu kém. Trong khi đó, hiện tượng này ít hơn rất nhiều tại các nền kinh tế mạnh, quản trị hiệu quả.

Hiện tại, NOE bùng nổ tại rất nhiều nền kinh tế Nam Âu, nổi bật nhất là Hy Lạp dù quy mô các hoạt động này chỉ có thể đo gián tiếp. Theo nghiên cứu năm 2017 của Viện Nghiên cứu Kinh tế Ứng dụng (IAW) thuộc Đại học Tübingen (Đức), quy mô NOE của Hy Lạp ước tính tương đương 21,5% GDP. Số liệu này tại các nước láng giềng của họ ở Nam Âu, như Italy và Tây Ban Nha, lần lượt là 19,8% và 17,2%.

Forbes cho rằng các hoạt động kinh tế chưa được quan sát khiến chính phủ các nước trên thế giới thiệt hại hàng nghìn tỷ USD mỗi năm. Một số nhà quan sát thậm chí khẳng định NOE hiện là nền kinh tế lớn nhì thế giới.

"Những người tham gia vào hoạt động kinh tế chưa được quan sát không trả thuế, nhưng họ sản xuất sản phẩm như các công ty bình thường", Cristina Terra - Giáo sư Kinh tế tại Trưởng Kinh doanh Essec (Pháp) cho biết trên Wall Street Journal. Bà cho rằng đây là vấn đề quan trọng, vì "với một số quốc gia, nó liên quan đến thâm hụt ngân sách, khi chính phủ thất thu thuế. Nếu các thực thể này trở thành chính thức, họ sẽ phải nộp thuế. Một lý do khác là họ phải kiềm chế hoạt động. Vì phát triển quá lớn sẽ thu hút sự chú ý của chính phủ. Bên cạnh đó, họ cũng không được tiếp cận thị trường tín dụng".

Vì vậy, khi một quốc gia có tỷ lệ NOE cao, cả nền kinh tế cũng sẽ bị kiềm chế theo, bà kết luận.

Theo VnExpress

  • Từ khóa

Dòng vốn nước ngoài ồ ạt rời khỏi Trung Quốc

Trong những năm gần đây, phương Tây bắt đầu thay đổi căn bản chiến lược dài hạn đối với Trung Quốc đại lục.
14:25 - 26/04/2024
122 lượt xem

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê...
10:39 - 26/04/2024
227 lượt xem

Kinh tế Mỹ quý 1 tăng trưởng chậm nhất trong 2 năm

Nền kinh tế Mỹ trong quý 1-2024 tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm do nhập khẩu tăng vọt. Lạm phát tăng cao khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ...
10:55 - 26/04/2024
218 lượt xem

Lý do đẩy giá xăng giảm về dưới 25.000 đồng/lít ngay trước nghỉ lễ

Nguy cơ xung đột trực tiếp giữa Israel và Iran giảm xuống; tồn kho dầu thô của Mỹ giảm; xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn… là những yếu...
10:49 - 26/04/2024
212 lượt xem

Quản lý thị trường vàng 'có vấn đề'

Ngày 25.4, Ủy ban Kinh tế Quốc hội họp phiên toàn thể thứ 14, cho ý kiến thẩm tra báo cáo bổ sung tình hình KT-XH năm 2023, các tháng đầu năm 2024. Đây là...
09:15 - 26/04/2024
250 lượt xem