205
/
91578
Mưu đồ của Trung Quốc ẩn chứa sau lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
muu-do-cua-trung-quoc-an-chua-sau-lenh-cam-danh-bat-ca-o-bien-dong
news

Mưu đồ của Trung Quốc ẩn chứa sau lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Thứ 7, 16/05/2020 | 08:36:27
707 lượt xem

Dưới lý do tưởng như đầy tính trách nhiệm “đảm bảo lâu dài nguồn hải sản cho tương lai”, lệnh đánh bắt cá ở Biển Đông mà Trung Quốc ban hành thực ra là một mắt xích quan trọng trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.

Ngư dân Việt Nam vẫn bám biển bất chấp lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc 

Việc làm phi lý và phi pháp

Đã hơn 20 năm nay, cứ vào dịp tháng 5, Trung Quốc đều đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, kéo dài trong 3 tháng. Phạm vi tuyên bố áp đặt lệnh cấm là các vùng biển thuộc vĩ tuyến 12 độ bắc trở lên ở Biển Đông. Đi liền với lệnh cấm, Trung Quốc điều một số lượng lớn tàu ngư chính, hải giám tăng cường hoạt động trong khu vực Biển Đông để kiểm soát, tịch thu tàu thuyền, trang thiết bị những tàu đánh cá mà Trung Quốc cho là vi phạm lệnh cấm đánh cá.

Việc cấm đánh bắt cá hàng năm vào mùa vụ cá sinh sản, cá đẻ và cá di cư thì quốc gia nào cũng có kế hoạch, có thời gian và có vùng cấm của mình để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tùy theo điều kiện địa lý, thủy văn tự nhiên của mỗi nước, diện tích vùng cấm sẽ khác nhau nhưng phải trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước đó. Đây là việc hết sức bình thường, theo đúng quy định của Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Tuy nhiên với Trung Quốc, cách làm của họ thật phi lý và phi pháp. Không chỉ cấm đánh bắt cá trong vùng biển của mình, Bắc Kinh còn cấm đánh bắt cá trong vùng biển của cả các nước khác trong khu vực. Nhìn trên hải đồ, khu vực mà Trung Quốc áp đặt lệnh cấm bao trùm cả một số vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Ngư dân Việt Nam tự nhiên phải tuân theo luật pháp của nước khác, mà nếu không chấp hành thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tịch thu tàu thuyền, thiết bị và số cá đánh bắt được.

Có thể nói việc Trung Quốc ngang ngược mở rộng các công cụ thực thi pháp luật của họ ra các khu vực trên Biển Đông là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Không chỉ Việt Nam, Chủ tịch Liên minh nghề cá quốc gia Philippines Fernando Hicap cũng lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt đơn phương của Trung Quốc và vạch rõ: “Trung Quốc không có quyền lấy cớ bảo tồn thủy sản để ban bố lệnh cấm đánh bắt tại các vùng biển mà họ không có chủ quyền hợp pháp”.

Trước việc làm ngang ngược của Bắc Kinh, nhiều nhà phân tích mỉa mai rằng, nếu thật tâm muốn bảo vệ môi trường, Trung Quốc hãy dừng ngay và trả lại hiện trạng cho những vùng biển đảo mà họ tôn tạo trái phép ở Biển Đông gần đây. Chính họ chứ không phải ai khác đang làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường sinh thái những vùng biển này, làm biến dạng và phá hủy nhiều rạn san hô ở đây.

Nhiều tờ báo thì đưa ra dẫn chứng khi xây dựng trái phép đảo nhân tạo ở Biển Đông, Trung Quốc cũng rêu rao nào để nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, chống cướp biển. Thế nhưng thực tế, họ ngăn cản những hoạt động nghiên cứu khoa học, họ phá hoại và tàn phá môi sinh. Đáng ngại hơn, khi ngư dân Việt Nam vào tránh bão trên những hòn đảo mà họ chiếm đóng trái phép còn bị họ dùng vũ lực ngăn cản, xua đuổi.

Chiến thuật “biển tàu” nhằm độc chiếm Biển Đông

Xét về bản chất của lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc, theo nhiều học giả và chuyên gia phân tích chính trị thế giới, đây là một trong tổng thể các hành động nhằm độc chiếm Biển Đông thông qua yêu sách “đường lưỡi bò” 9 đoạn nuốt gần trọn Biển Đông mà Trung Quốc đưa ra năm 2009. Trước hết, Trung Quốc muốn tỏ ra cho thế giới thấy rằng mình vẫn đang thực thi chủ quyền một cách liên tục trong vùng biển “đường lưỡi bò”, bất chấp yêu sách này đã bị Tòa trọng tài trong vụ   Philippines kiện Trung Quốc bác bỏ.

Thêm vào đó, bởi vì khu vực cấm đánh bắt cá nằm trong “đường lưỡi bò”, nên nếu tuân theo lệnh cấm đánh bắt cá, các nước coi như thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trong “đường lưỡi bò”. Nếu các nước không có biện pháp đối phó, để tàu, thuyền đánh cá của mình bị các lực lượng hải quân, hải cảnh, dân quân biển (hay tàu cá có vũ trang) của Trung Quốc đe dọa, va đâm mà từ bỏ các ngư trường, thì Trung Quốc dần sẽ chiếm thế thượng phong để từng bước thể chế hóa sự quản lý các vùng biển của nước khác theo đúng yêu sách “đường lưỡi bò”. 

Có thể nói thông qua lệnh cấm đánh bắt cá, Trung Quốc đang cố ý sử dụng sai hoặc lạm dụng hệ thống và nguyên tắc pháp lý để đạt được mục đích chính trị, độc chiếm ngư trường ở Biển Đông. Theo đại tá hải quân Mỹ Christopher Howard Sharman, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Hoover thuộc Đại học Stanford, “Bắc Kinh đang áp dụng luật pháp trong nước để thực thi quy định hạn chế đối với hoạt động đánh bắt cá của Trung Quốc lẫn nước ngoài. Đây là hành động phi pháp nguy hiểm và khiêu khích”. 

Còn chuyên gia Lucio III Pitlo thuộc Tổ chức Asia Pacific Pathways to Progress Foundation (Philippines) thì khẳng định: “Lệnh cấm đánh bắt cùng với động thái thành lập 2 đơn vị hành chính cấp quận - huyện bất hợp pháp để kiểm soát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gần đây là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thể hiện với dư luận trong nước này rằng Trung Quốc vẫn mạnh mẽ bất chấp đại dịch Covid-19”.  

Nhìn xa hơn khi lệnh cấm đánh bắt hết hiệu lực, đội tàu cá thuộc hàng lớn nhất thế giới với 50.000 tàu sẽ tràn xuống các ngư trường trên Biển Đông. Với sự hỗ trợ của hải cảnh, kiểm ngư, đội tàu này sẽ là công cụ để triển khai chiến thuật “biển tàu” nhằm độc chiếm Biển Đông, nhất là với vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.

Đó là chưa kể lực lượng dân quân biển với vai trò thực thi sức mạnh trên biển của Trung Quốc, theo đúng như chỉ đạo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng, lực lượng này cần “không chỉ dẫn đầu các hoạt động đánh cá, mà còn cả việc thu thập thông tin đại dương và hỗ trợ xây dựng các đảo và rạn san hô vì lợi ích của Trung Quốc trên Biển Đông”.

Theo Anninhthudo

https://anninhthudo.vn/the-gioi/muu-do-cua-trung-quoc-an-chua-sau-lenh-cam-danh-bat-ca-o-bien-dong/854129.antd

  • Từ khóa

Hộ kinh doanh thu trên 200 triệu đồng một năm mới phải đóng thuế VAT

Chiều 26-11, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2025
20:16 - 26/11/2024
171 lượt xem

Quốc hội "chốt" áp thuế VAT 5% đối với phân bón

Chiều 26-11, tại kỳ họp thứ 8, 407/451 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
20:14 - 26/11/2024
177 lượt xem

Giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn

Cùng với những kết quả quan trọng đã đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong năm vừa qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: giá trị...
12:07 - 26/11/2024
354 lượt xem

Việt Nam, Bulgaria thúc đẩy thương mại hai chiều

Chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nằm trong nỗ lực đưa quan hệ với Việt Nam ngày càng thực chất và hiệu quả, với thương mại - đầu tư là trụ...
08:50 - 26/11/2024
440 lượt xem

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời...
19:28 - 25/11/2024
803 lượt xem