9
/
115378
Nghẹn lòng nước mắt của những người tuyến đầu chống dịch Covid-19 trong mùa Vu Lan
nghen-long-nuoc-mat-cua-nhung-nguoi-tuyen-dau-chong-dich-covid-19-trong-mua-vu-lan
news

Nghẹn lòng nước mắt của những người tuyến đầu chống dịch Covid-19 trong mùa Vu Lan

Thứ 3, 24/08/2021 | 11:25:53
650 lượt xem

Dù còn hay đã mất ba mẹ, những y bác sĩ, tình nguyện viên tuyến đầu chống dịch Covid-19 đều nhớ và muốn báo hiếu ba mẹ mình trong mùa Vu Lan.

Ngày Vu Lan, những tình nguyện viên và y bác sĩ chống dịch đều nhớ đến ba mẹ mình NVCC

Mùa Vu Lan, chăm sóc bệnh nhân lại nhớ về ba mẹ

Từng là một F0, Nguyễn Hồng Kỳ (ở đường Phú Lộc, P.6, Q.Tân Bình) đã trở thành tình nguyện viên ngay tại bệnh viện dã chiến nơi anh được điều trị Covid-19 suốt 28 ngày để phục vụ những bệnh nhân Covid-19. Trong mùa Vu Lan năm nay, Hồng Kỳ (34 tuổi) túc trực ở bệnh viện dã chiến, không thể đến mộ mẹ thắp nén hương như mọi khi.

Những ngày làm việc, tôi thấy được những tình cảnh người lớn tuổi không có con cháu bên cạnh. Họ tâm sự với tôi với tâm trạng buồn lắm. Tự nhiên tôi thấy mình giống vậy, ba một nơi, mẹ một nơi và tôi một nơi. Tôi cảm thấy buồn đau lắm. Vì đại dịch mà nhiều người phải xa gia đình, xa ba xa mẹ của mình 

-Nguyễn Thị Kim Nga, điều dưỡng Bệnh viện Bình Dân-

“Những ngày ở bệnh viện dã chiến, nhìn thấy cảnh người con chăm sóc bố mẹ, tôi có cảm giác ganh tị. Nhiều khi thấy người ta chăm sóc mẹ, tôi cũng lại hỏi để hỗ trợ. Động lực để tôi chăm cho những người lớn tuổi không có người thân bên cạnh là vì tôi rất nhớ bố mẹ. Đặc biệt là mẹ bởi có thời gian tôi đã chăm mẹ bị bệnh nặng và mẹ qua đời gần đây. Còn bố thì lúc mất tôi lại không có mặt ở bên cạnh”, Kỳ tâm sự.

Nguyễn Hồng Kỳ làm tình nguyện viên ở bệnh viện dã chiến Vịnh Lộc (H.Bình Chánh) 

Kỳ xem việc chăm sóc bệnh nhân cao tuổi mắc Covid-19 là bổn phận mình phải làm thay cho con cháu bệnh nhân. Đó là cách Kỳ muốn trả ơn và nhớ về ba mẹ khi mình ở bệnh viện dã chiến.

“Tôi chăm sóc các bác bệnh nhân đôi khi kỹ càng là hơn cả mẹ. Lúc trước, tôi chăm mẹ còn vụng về, gia đình cũng có anh chị thay nhau chăm nên nhiều khi không chăm mẹ kỹ bằng mấy bệnh nhân bây giờ. Tôi chỉ ước bây giờ đổi 10 năm tuổi của mình chỉ để được chăm mẹ một ngày thôi. Vì tôi chưa báo hiếu được gì cho mẹ nên đôi khi tôi nhìn bệnh nhân Covid-19, tôi hối hận lắm”, Kỳ bày tỏ tâm trạng.

Do đó, Kỳ nhắn nhủ với mọi người hãy trân trọng những giây phút khi còn ba còn mẹ, đặc biệt phải quây quần ăn cơm cùng ba mẹ. Bởi chúng ta không thể biết ba mẹ mình sẽ ra đi lúc nào.

Đã 3 tháng chưa được gặp ba

Đang là nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch ở Bệnh viện dã chiến thu dung TP.Thủ Đức, trong những ngày này, Nguyễn Thị Kim Nga bồi hồi xúc động khi nhớ về ba mẹ mình. Nga đang là điều dưỡng Bệnh viện Bình Dân, cô bắt đầu tham gia chống dịch từ đầu năm đến nay. Hôm 13.8, Nga bắt đầu hành trình chống dịch ở Bệnh viện dã chiến TP.Thủ Đức. Gia đình Nga gồm 3 người. Ba Nga làm nghề tài xế, còn mẹ ở nhà làm nội trợ, Nga là đứa con duy nhất ở trong nhà.

Những ngày dịch, Nga thường đi làm về muộn và có khi tự cách ly ở nhà nên ít có thời gian trò chuyện cùng ba mẹ. Hồi cuối tháng 6, ba cô lái xe ở Lào Cai và kẹt lại vì dịch đến tận bây giờ. Nga chỉ ở nhà với mẹ. Cứ thế mỗi bữa cơm gia đình cũng thưa thớt dần theo thời gian.

Nga rất nhớ ba vì đã lâu chưa được gặp ba của mình 

“Tôi thường ít tâm sự với ba mẹ lắm. Vì áp lực công việc, vì một phần tôi có tính tự lập. Ba thường đi làm xa, còn tôi đi làm, cả nhà ít khi nào quây quần bên nhau. Có khi bữa cơm gia đình 3 tháng rồi chưa ngồi ăn với nhau. Ngày tôi chuẩn bị đi bệnh viện dã chiến, mẹ tôi không nói gì, chỉ khóc nhiều vì gia đình chỉ có một mình tôi. Còn ba chưa về được để tạm biệt, tôi nhớ ba lắm vì 3 tháng rồi tôi chưa được gặp”, Nga nghẹn ngào chia sẻ.

Chống dịch ở bệnh viện dã chiến, Nga không khỏi xót xa khi thấy cảnh nhiều người lớn tuổi phải xa con cái. Cô cứ vận nó vào trường hợp của mình rồi cảm xúc nghẹn ngào. Nga bù đắp bằng cách chăm sóc tốt những bệnh nhân lớn tuổi, xem họ như ba mẹ mình bởi chưa bao giờ cô báo hiếu ba mẹ được như vậy. Cô cũng hứa với lòng sẽ báo hiếu tốt cho ba mẹ như vậy khi về già.

Nga chia sẻ: “Những ngày làm việc, tôi thấy được những tình cảnh người lớn tuổi không có con cháu bên cạnh. Họ tâm sự với tôi với tâm trạng buồn lắm. Tự nhiên tôi thấy mình giống vậy, ba một nơi, mẹ một nơi và tôi một nơi. Tôi cảm thấy buồn đau lắm. Vì đại dịch mà nhiều người phải xa gia đình, xa ba xa mẹ của mình”.

Những lúc nghỉ ngơi ở bệnh viện, Nga thầm mong gia đình được sum họp, được nói chuyện với ba nhiều hơn nữa, có những bữa cơm gia đình trọn vẹn mỗi ngày. Cô cũng ước được đi du lịch chung cùng gia đình. Nga cho biết ngày nào cũng là ngày Vu Lan với cô và hễ có dịp, cô báo hiếu với ba mẹ mình.

Theo Phạm Hữu/Thanh niên

https://thanhnien.vn/gioi-tre/nghen-long-nuoc-mat-cua-nhung-nguoi-tuyen-dau-chong-dich-covid-19-trong-mua-vu-lang-1434819.html

  • Từ khóa

Bức thư giải nhất UPU năm 2024: ‘Trẻ em dần thiếu thốn tình yêu thương’

Học sinh lớp 9 ở Đà Nẵng đạt giải nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2024 khi hóa thân thành một nhân viên làm việc tại bưu điện ngôi làng...
16:12 - 26/04/2024
812 lượt xem

Bơi 100 km trong 2 ngày giúp bé gái sơ sinh bị bỏ rơi hoại tử ruột.… 'được sống'

Thương Kim Diệu - cô bé sinh non bị bỏ rơi được Cơ sở Bảo trợ trẻ em Thiên Thần cưu mang, trải qua 3 lần phẫu thuật vì hoại tử ruột. Lương Ngọc Duy cùng 2...
14:20 - 26/04/2024
854 lượt xem

Doanh nghiệp tặng vàng tri ân nhân viên: Vẫn nên tin câu 'công ty là đại gia đình' chứ!

Không tìm cách cắt giảm lao động lớn tuổi và ưu tiên tuyển lao động trẻ, có những doanh nghiệp tặng vàng, thưởng tiền thâm niên như một sự trân trọng sự...
12:13 - 26/04/2024
882 lượt xem

Vinh danh 200 'chiến sĩ nhỏ Điện Biên’

Với tinh thần chăm ngoan, học giỏi, vượt khó vươn lên trong cuộc sống, tích cực rèn luyện và tham gia công tác Đội, 200 tấm gương tiêu biểu đã được T.Ư...
09:11 - 26/04/2024
971 lượt xem

WHO báo động: Quá nhiều người trẻ dùng rượu bia, thuốc lá điện tử

Dựa trên dữ liệu khảo sát từ 280.000 thiếu niên độ tuổi 11, 13 và 15 ở châu Âu, Trung Á và Canada, WHO cung cấp 'bức tranh đáng lo ngại' về việc sử dụng...
16:41 - 25/04/2024
1,375 lượt xem