9
/
60324
Thanh niên Đức ngày càng chán sắm xe hơi riêng
thanh-nien-duc-ngay-cang-chan-sam-xe-hoi-rieng
news

Thanh niên Đức ngày càng chán sắm xe hơi riêng

Thứ 7, 21/04/2018 | 10:38:25
422 lượt xem

Khảo sát cho thấy giới thanh niên thành thị ở Đức, ngày càng không còn mặn mà với việc tậu xe riêng cho mình vì nó không còn là một biểu tượng của địa vị xã hội.

Xe hơi dạng cổ ở Đức - Ảnh: AFP

Theo kết quả khảo sát của trung tâm nghiên cứu về xe hơi của Đức có tên là CAM, công bố ngày 19-4, hiện nay giới trẻ nước này trong độ tuổi 18-25, nhất là những thanh niên sinh sống tại các thành phố lớn, ngày càng không còn mặn mà với việc tậu riêng cho mình một xế hộp để đi đây đi đó.

Nếu như có 73% người Đức nói chung cho rằng việc sở hữu một chiếc xe hơi riêng là "quan trọng" hoặc "rất quan trọng", thì tỉ lệ này ở những thanh niên dưới 25 tuổi chỉ còn là 55%, và giảm xuống đến 36% đối với những thanh niên sống trong những thành phố có hơn 100.000 dân.

Giám đốc Trung tâm CAM là Stefan Bratzel, và cũng là tác giả của cuộc khảo sát nói trên, giải thích: "Một phần lớn các bạn trẻ Đức thuộc thế hệ 9X hiện nay gần như không còn tha thiết với việc có xe hơi riêng, vì họ quan niệm rằng xe hơi không còn là một biểu tượng của địa vị xã hội mà chỉ như là một vật dụng trong số nhiều vật dụng chúng ta sử dụng hàng ngày mà thôi".

Trong số những thanh niên dưới 25 tuổi, chỉ có 27% trong số đó tuyên bố sẵn sàng hủy một chuyến đi du lịch xa để dành tiền sắm xe hơi, trong khi tỷ lệ này là 46% vào năm 2010.

Lý do chính để giới trẻ Đức ngày nay hình thành quan niệm này là thực tế hệ thống giao thông công cộng ở nước này đã phát triển rất tốt. Kế đến, là các bạn trẻ ngày càng chuộng hình thức di chuyển bằng xe đạp hay đi bộ, và cuối cùng là giá xe hơi đang quá cao.

Giới trẻ Đức ngày nay đang hướng đến nhiều phương tiện di chuyển mới như đi chung xe, mua xe đạp địa hình để có thể đi lại xa một cách dễ dàng, và đi taxi một cách nhanh chóng qua các ứng dụng di động.

Tuy nhiên, giám đốc Stefan Bratzel cũng cho biết việc thay đổi thói quen và quan niệm về đi lại cá nhân như trên "không phải tự nhiên mà có", mà là kết quả từ những nỗ lực của chính quyền các cấp tại Đức khi họ vừa khuyến khích người dân sử dụng nhiều hơn các phương tiện giao thông công cộng vừa áp dụng những "chiến lược làm nản lòng" những người đi lại bằng xe hơi riêng trong thành phố.

Các chính sách về giao thông đường bộ nội thị được đề xuất và thực thi theo hướng "không thể để tình hình giao thông tiếp tục phát triển như hiện nay, nếu không thì sẽ ngày càng có nhiều xe hơi riêng gây tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng", và do đó, "phải làm sao để ngày càng có ít xe hơi riêng lưu thông trong thành phố" là càng tốt. 

Đó là hướng giải quyết vấn đề và giới trẻ Đức là những đối tượng hấp thụ quan niệm và thói quen mới này nhanh nhất.

Theo Tường Nguyễn/ Tuổi Trẻ

  • Từ khóa

Hơn 200 câu chuyện truyền cảm hứng về công tác xã hội

Sáng 2.12, Báo Thanh Niên và Trung tâm công tác xã hội thanh thiếu niên Việt Nam (thuộc T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) tổ chức Lễ tổng kết và trao...
16:11 - 02/12/2024
293 lượt xem

'Đại dịch' cô đơn không chỉ lây lan ở Hàn Quốc

"Đại dịch" cô đơn đang lan rộng tại Hàn Quốc, đặc biệt trong giới trẻ, với khoảng 70% số người dân ở xứ sở kim chi thường xuyên cảm thấy cô đơn.
14:48 - 02/12/2024
322 lượt xem

‘Chị chị em em’ nơi công sở: Biết ơn vì gặp được đồng nghiệp tốt, kể cả lúc rời công ty

Nhiều người ngán ngẩm, trở nên dè dặt và thận trọng sau những lần bị đồng nghiệp chơi xấu. Song cũng có một số người lại may mắn gặp được đồng nghiệp thực...
11:42 - 02/12/2024
406 lượt xem

Chi tiêu 'khi tuyệt vọng' coi chừng dẫn đến... 'tuyệt vọng'

Mua sắm vốn là một cách đối phó với căng thẳng. Nhưng các chuyên gia cảnh báo điều này có thể gây hại về tài chính lâu dài.
10:15 - 02/12/2024
437 lượt xem

Sống là để cống hiến

Dấn thân vào hoạt động cộng đồng là cách hiệu quả nhất để gen Z tăng cường hiểu biết về thế giới xung quanh.
10:46 - 01/12/2024
1,003 lượt xem