9
/
173795
Ẩu đả thiệt mình, thiệt người, ra đường ôn hòa mới được vạn sự lành
au-da-thiet-minh-thiet-nguoi-ra-duong-on-hoa-moi-duoc-van-su-lanh
news

Ẩu đả thiệt mình, thiệt người, ra đường ôn hòa mới được vạn sự lành

Thứ 2, 16/12/2024 | 14:51:00
474 lượt xem

Với mật độ giao thông dày đặc luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ va chạm, việc giữ bình tĩnh, nhường nhịn không chỉ là cách bảo vệ bản thân mà còn giúp xã hội trở nên văn minh hơn.

Ẩu đả thiệt mình, thiệt người, ra đường ôn hoà vạn sự lành - Ảnh 1.

Đường phố đông đúc vào giờ cao điểm, mỗi mét đường đều là thử thách lòng kiên trì cho người tham gia giao thông - Ảnh: MÂY TRẮNG

Một phút nóng giận có thể dẫn đến hậu quả hối hận muộn màng.

Người trẻ chọn "tránh voi chẳng xấu mặt nào"

Nhà cách công ty 10km, Hoàng Khánh (24 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM) hằng ngày cố gắng đặt báo thức lúc 6h để ra đường sớm, tránh kẹt xe vào giờ cao điểm.

Anh cho biết việc đi sớm không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, mà còn giảm bớt căng thẳng khi phải chen lấn giữa dòng xe cộ đông đúc.

"Đường phố giờ nào cũng đông, nhưng vào giờ cao điểm thì không thở nổi. Nhiều khi chỉ cần đi trễ vài phút là kẹt cứng, xe cộ nhích từng chút một", Khánh chia sẻ.

Không chỉ đối mặt nỗi lo kẹt xe, Khánh còn thường xuyên nghe những tin tức không mấy tích cực về các vụ ẩu đả sau va chạm giao thông.

"Thi thoảng thấy tin về người bị hành hung giữa đường chỉ vì một va quẹt nhỏ, tôi cảm thấy rất sợ. Đường phố đông đúc, xe va chạm nhẹ là điều khó tránh, nhưng không phải ai cũng giữ được bình tĩnh", anh nói thêm.

Ẩu đả thiệt mình, thiệt người, ra đường ôn hoà vạn sự lành - Ảnh 2.

Thời buổi 4.0, nóng nảy, hành hung người khác sẽ khó thoát “mắt thần” camera - Ảnh: MÂY TRẮNG

Khánh cũng cho rằng việc đi vào khung giờ yên tĩnh hơn giúp anh hạn chế tối đa nguy cơ va chạm và giảm áp lực tâm lý.

"Ra đường bây giờ không chỉ phải cẩn thận lái xe, mà còn phải giữ thái độ ôn hòa. Mỗi ngày đi làm, tôi chỉ mong mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, không gặp rắc rối nào".

Dù thân hình cao to và vẻ ngoài hầm hố nhưng Hoàng Nguyên (27 tuổi, quận Bình Thạnh, TP.HCM) tự nhận ra đường phải giữ thái độ "đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên".

Anh cho biết thời buổi này, camera ở khắp nơi, từ an ninh đến giao thông, nên nếu có va chạm, việc xác định đúng sai không khó. Nhưng vấn đề là nhiều người không kiềm chế được cơn nóng giận, chỉ vì một chút va quẹt cũng lao vào chửi bới, hành hung người khác.

"Mấy lần bị người khác tạt đầu xe hay chạm nhẹ vào đuôi xe, thay vì cự cãi, tôi chỉ gật đầu, giơ tay ra hiệu xin lỗi để mọi chuyện qua nhanh.

Thời buổi này đi đường không ai biết người đối diện là người hiền lành hay kẻ manh động, thôi thì tránh voi chẳng xấu mặt nào", Nguyên tâm sự.

Biết mình nóng tính nên đi xe buýt cho lành

Hoàng Nguyên cho rằng trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, mọi hành động bất cẩn hoặc thiếu kiềm chế trên đường đều có thể bị ghi lại và trở thành bằng chứng không thể chối cãi.

"Thời buổi 4.0, khắp nơi đều có mắt thần từ camera an ninh, camera giao thông đến điện thoại của người đi đường. Chỉ cần một phút bốc đồng, không kiểm soát được cảm xúc, bạn có thể lập tức lên phường, vì mọi thứ đều rõ ràng qua hình ảnh và video. Không giống như trước đây, có thể đổ qua đổ lại hoặc phủ nhận", Nguyên chia sẻ.

Theo anh, đi đường không phải là nơi để thể hiện sự hơn thua hay nóng nảy. "Nhịn một chút, nhẹ nhàng một chút không làm ai thua thiệt, mà còn giúp tránh được những rắc rối không đáng có", anh nói thêm.

Còn Như Long (30 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) sau nhiều lần đối mặt với những tình huống căng thẳng trên đường, xe cộ đông đúc, kẹt xe… đã chọn cách đi xe buýt để tránh rắc rối. Long tự nhận mình nóng tính, dễ bị kích động khi gặp những tình huống không vừa ý.

Anh kể: "Có lần dừng đèn đỏ, ông chú phía sau chạy lên đậu ngang xe rồi châm điếu thuốc, khói bay qua khiến tôi khó chịu. Định lên tiếng thì ông trợn mắt hỏi mày nhìn tao cái gì. Tôi nóng lắm nhưng đành nhịn".

Lần khác, kẹt xe đứng yên, một thanh niên nẹt pô, luồn lách đụng vào xe Long mà chẳng buồn xin lỗi. Hôm đó anh cũng "bốc khói" nhưng lại cố dằn, từ đó quyết định đi xe buýt cho đỡ phiền.

Theo Long, đi xe buýt không chỉ giúp giảm bớt căng thẳng từ giao thông mà còn cho anh thời gian thư giãn, tập trung hơn khi đến công ty. "Có thể bất tiện chút, nhưng ít nhất mình không phải đối mặt với những rắc rối trên đường", anh nói thêm

Theo Mây Trắng/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/au-da-thiet-minh-thiet-nguoi-ra-duong-on-hoa-moi-duoc-van-su-lanh-20241213101404327.htm 

  • Từ khóa

Góc ảnh rưng rưng cảm xúc trong Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Các đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX đã đến thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Nhiều bạn trẻ xúc động trước...
08:38 - 17/12/2024
31 lượt xem

Chàng trai không chân Tô Đình Khánh nhận mức lương khủng nhờ câu chuyện truyền cảm hứng

Với câu chuyện ‘cổ tích’ về tình yêu và nghị lực, sự lạc quan, chàng trai không chân Tô Đình Khánh đã được cả 6 ‘sếp’ mời hợp tác với mức lương hàng trăm...
16:33 - 16/12/2024
430 lượt xem

Những người hùng không áo choàng được ví như thiên sứ xuống trần trong năm 2024

Ngưỡng mộ trước lần ra tay dứt khoát cứu mạng bé trai đi xe đạp di chuyển vào điểm mù ô tô tải của "người hùng" Vũ Tiến Anh, một bạn đọc của Tuổi Trẻ...
11:59 - 16/12/2024
540 lượt xem

Lời hiệu triệu từ 'Tôi yêu Tổ quốc tôi'

Phong trào chủ đạo xuyên suốt hoạt động Hội LHTN khắp cả nước "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đã lan tỏa mạnh mẽ, như lời hiệu triệu và được tuổi trẻ Việt Nam cụ...
10:45 - 16/12/2024
560 lượt xem

Thanh niên phải có khát vọng đưa đất nước phát triển hùng cường

Ngày 15.12, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên VN tổ chức họp báo thông tin về Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên VN lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024...
08:25 - 16/12/2024
633 lượt xem