9
/
172299
Muốn sự nghiệp thăng tiến, phải biết từ chối việc không phù hợp
muon-su-nghiep-thang-tien-phai-biet-tu-choi-viec-khong-phu-hop
news

Muốn sự nghiệp thăng tiến, phải biết từ chối việc không phù hợp

Thứ 4, 13/11/2024 | 14:59:00
1,866 lượt xem

52% chuyên gia gen Z không muốn trở thành quản lý cấp trung, 72% thích phát triển theo lộ trình cá nhân để tích lũy kỹ năng thay vì ở vai trò quản lý.

5 chiến lược giúp thăng tiến sự nghiệp - Ảnh 1.

Có những cách để gen Z thăng tiến sự nghiệp mà không nhất thiết phải ở vị trí quản lý - Ảnh: GETTY

Đây là kết quả khảo sát gần nhất của Robert Walters. Cũng vậy, phần lớn gen Z cho rằng làm quản lý nhiều áp lực mà ít đãi ngộ và họ "không muốn làm sếp"!

Từ những điều ấy gợi mở năm chiến lược để gen Z thành công với môi trường làm việc phẳng hiện nay.

Quan trọng nhất là kết quả chứ không phải thời gian, quá trình. Nếu quan niệm cũ cho rằng ở lại cơ quan làm việc đến khuya thể hiện bạn tận tâm, cống hiến hết mình thì nay đã lỗi thời. Điều cần là chứng minh được năng lực thông qua hiệu quả và sự sáng tạo thay vì chỉ làm một công việc nào đó. Khi đạt kết quả tốt nhờ làm việc thông minh, sáng tạo, bạn sẽ cho mọi người thấy bạn có năng lực.

Mạnh dạn từ chối công việc không phù hợp một cách khôn khéo. Nhưng bạn cũng cần mang đến giá trị cho người khác. Nếu từ chối, bạn hãy giải thích lý do và đưa ra giải pháp. 

Được yêu cầu làm dự án không phù hợp sở thích hoặc mục tiêu nghề nghiệp bạn hãy khéo léo chia sẻ rằng đang ưu tiên vào lĩnh vực mình có thể làm tốt nhất nhưng vẫn sẵn lòng hỗ trợ người khác trong khả năng. Như vậy, bạn từ chối nhận thêm việc mà vẫn thể hiện sự nhiệt tình.

Luôn linh hoạt vì lợi ích chung. Thay vì làm từ xa hay giờ làm ngắn, bạn hãy chứng minh sự linh hoạt có thể nâng cao năng suất tổng thể của công ty. Bạn đề xuất thử nghiệm các lịch làm việc linh hoạt, giúp nhóm khám phá những phương pháp làm việc mới.

Tìm cố vấn với những mục tiêu rõ ràng cho công việc. Bạn có thể không muốn trở thành nhà quản lý cấp trung nhưng không đồng nghĩa bạn không cần học hỏi từ những đồng nghiệp nhiều trải nghiệm. Hãy tìm kiếm một người cố vấn với mục tiêu rõ ràng để học hỏi kiến thức chuyên ngành hoặc kinh nghiệm khi họ xử lý các tình huống.

Chú trọng tạo ra tác động tích cực cho công ty. Nếu bạn không muốn thăng tiến theo cách truyền thống, hãy làm cho công việc của mình phù hợp với các mục tiêu lớn của công ty thay vì chỉ chạy theo vị trí. Suy nghĩ về lĩnh vực bạn có thể đóng góp cùng công ty phát triển. Tập trung vào tác động thay vì chức danh sẽ giúp nâng cao danh tiếng của bạn trong công việc.

Theo Lê Huy/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/muon-su-nghiep-thang-tien-phai-biet-tu-choi-viec-khong-phu-hop-20241113103139549.htm 

  • Từ khóa

‘Chị chị em em’ nơi công sở: Biết ơn vì gặp được đồng nghiệp tốt, kể cả lúc rời công ty

Nhiều người ngán ngẩm, trở nên dè dặt và thận trọng sau những lần bị đồng nghiệp chơi xấu. Song cũng có một số người lại may mắn gặp được đồng nghiệp thực...
11:42 - 02/12/2024
95 lượt xem

Chi tiêu 'khi tuyệt vọng' coi chừng dẫn đến... 'tuyệt vọng'

Mua sắm vốn là một cách đối phó với căng thẳng. Nhưng các chuyên gia cảnh báo điều này có thể gây hại về tài chính lâu dài.
10:15 - 02/12/2024
124 lượt xem

Sống là để cống hiến

Dấn thân vào hoạt động cộng đồng là cách hiệu quả nhất để gen Z tăng cường hiểu biết về thế giới xung quanh.
10:46 - 01/12/2024
683 lượt xem

Văn hóa công sở: Ứng xử ra sao với đồng nghiệp cứ ‘bàn lùi'?

Môi trường làm việc sẽ như thế nào nếu làm chung với một đồng nghiệp hay phàn nàn, né tránh, đùn đẩy việc khó?
09:55 - 30/11/2024
1,261 lượt xem

Khởi nghiệp với... lò đốt vàng mã lọc khói, lọc bụi mịn

32 dự án vào chung khảo được chọn từ 461 dự án tham gia cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn 2024 (Trung ương Đoàn) không chỉ cho thấy khát...
15:00 - 29/11/2024
1,706 lượt xem