9
/
170649
Khi một mình bạn rơi vào nơi bị cô lập: Bài học sống còn bảo vệ mạng sống
khi-mot-minh-ban-roi-vao-noi-bi-co-lap-bai-hoc-song-con-bao-ve-mang-song
news

Khi một mình bạn rơi vào nơi bị cô lập: Bài học sống còn bảo vệ mạng sống

Thứ 2, 07/10/2024 | 14:51:00
1,987 lượt xem

Hiện nay, với nhiều người, cần nhất là trang bị các vật dụng, kỹ năng sinh tồn là yếu tố quyết định sống còn khi đối mặt với nguy hiểm nếu chẳng may rơi vào môi trường bị cô lập đến từ thiên tai lũ lụt hoặc sạt lở đất.

Anh Yann Dovergne chuyên gia của Voreto – đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn phòng ngừa tai nạn, thiên tai, thảm họa, huấn luyện kỹ năng cứu hộ đuối nước… cho biết lời khuyên này dành cho những người bị cô lập trong môi trường biệt lập hoặc đang tham gia các hoạt động thể thao, leo núi nơi rừng sâu.

Cần phòng ngừa trước những rủi ro

Theo anh Yann Dovergne, dù là người dân ở vùng hẻo lánh thường đối mặt với lũ lụt, sạt lở đất hay trước các chuyến đi mang tính mạo hiểm đều cần sự chuẩn bị thật kỹ.

Đầu tiên nếu ở hoặc đi đâu đó vào rừng, bạn phải thông báo cho một ai đó biết về chuyến đi, nơi ở của mình. Ví dụ như chuyến đi mang tính nhiệm vụ công việc, vị trí đến kèm tọa độ GPS, lộ trình dự kiến, thời điểm bắt đầu, kết thúc và tổng thời gian của chuyến đi.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lên lịch liên lạc theo tần suất thông tin mỗi 2 - 4 giờ một lần, để thông báo cho người thân, bạn bè hoặc người cần liên lạc về vị trí của mình.

Khi một mình bạn rơi vào nơi bị cô lập: Bài học sống còn bảo vệ mạng sống- Ảnh 1.

Cần chuẩn bị nhiều vật dụng trước khi đi vào những vùng rừng, núi hiểm trở ẢNH: DẠ THẢO

Đồng thời, với những người ở vùng cao, tiếp giáp với khu vực rừng sâu, thường xảy ra sạt lở và lũ lụt thì trong nhà cũng cần trang bị những vật dụng thiết yếu như một "bộ dụng cụ sinh tồn" như: dụng cụ sơ cứu, các phương tiện liên lạc và phát tín hiệu (điện thoại, bộ đàm, đèn báo nguy hiểm, còi, gương…) để thu hút sự chú ý trong trường hợp khẩn cấp.

Những vật dụng cần thiết để bảo vệ bản thân: áo mưa, chăn cứu sinh, bạt hoặc lều siêu nhẹ, dao và thực phẩm và nước uống trong ít nhất 2 - 3 ngày.

Bị rơi vào môi trường bị cô lập phải làm sao?

Theo chuyên gia Yann Dovergne, trong tình huống bị lạc đường, tai nạn ở rừng hoặc trường hợp bị cô lập do lũ quét, sạt lở mà người dân không dễ dàng để tiếp cận khu vực dân cư gần nhất để ứng cứu. Trong trường hợp này chuyên gia khuyên rằng cần đánh giá các tình huống, nhất là môi trường xung quanh.

"Tìm hiểu những gì đang xảy ra xung quanh bạn, mỗi môi trường đều có những đặc điểm riêng. Hãy quan sát và lắng nghe chuyển động và âm thanh của động vật, chim chóc, côn trùng của môi trường đó. Bạn cũng có thể nghe thấy ở 1 số thời điểm và những âm thanh liên quan đến hoạt động của dân cư sống gần đó", chuyên gia Yann Dovergne nói.

Kế tiếp, nên kiểm tra cơ thể và điều trị vết thương (nếu có). Hãy cẩn thận phòng ngừa mọi chấn thương khác, dù ở bất kì vùng khí hậu nào, hãy uống nhiều nước nhất có thể để tránh mất nước. Trong trường hợp tai nạn khiến bạn có thể bị mất hoặc hư hỏng thiết bị, dụng cụ, đồ đạc mang theo, hãy kiểm kê những gì bạn còn lại (dao, bật lửa, diêm, nước, thực phẩm và quần áo…).

Khi một mình bạn rơi vào nơi bị cô lập: Bài học sống còn bảo vệ mạng sống- Ảnh 2.

Men theo các con suối, dòng sông để dễ dàng tìm được đường về ẢNH: TỐ NY

Cố gắng định hướng nếu người dân có bản đồ để xác định vị trí của bạn trên bản đồ và trên thực địa. Định hướng là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng, hãy liên tục xác định vị trí nơi đang ở với các dịch vụ y tế hoặc những ngôi nhà gần nhất, các điểm cấp nước, khu vực có thể cung cấp nơi trú ẩn và ẩn náu. Nếu không có bản đồ nên tìm các điểm mốc xung quanh bạn như: đỉnh núi, dòng sông, tiếng ồn (nhà ở, công trình xây dựng, tiếng ồn khu chăn nuôi…).

Cố gắng tự quay về, hoặc chờ đợi cứu hộ thì chỉ phụ thuộc vào bối cảnh, thời tiết từng mùa, thời gian trong ngày và tình trạng sức khỏe của bạn (nếu bạn không thể di chuyển hoặc bị thương). Đôi khi, việc cố gắng tìm đường khiến bản thân bối rối và lạc sâu hơn, cho nên cần ở yên tại chỗ, gây chú ý bằng việc tạo ra âm thanh và các hiệu ứng thị giác, nhiều nhất có thể, ngồi chờ đợi sự giúp đỡ, chuẩn bị qua đêm ở đó (làm chỗ trú ẩn, đốt lửa…). Nếu bất chấp khó khăn mà bạn vẫn muốn cố gắng tìm đường một mình, hãy đi theo dòng nước bởi sông và các dòng suối khác thường chảy xuống thung lũng và các ngôi làng.

Để tồn tại, bạn cần nước và thức ăn và giữ vệ sinh tốt. Cơ thể mất nước (qua bài tiết mồ hôi, nước tiểu và phân) là một quá trình sinh lý bình thường. Mất nước là kết quả của việc mất chất lỏng trong cơ thể mà không được thay thế. Nó làm giảm hoạt động bình thường của cơ thể và khi bị thương, làm tăng nguy cơ bị sốc nặng. Mất 5% gây khát nước, khó chịu, buồn nôn và suy nhược cơ thể nhưng mất hơn 15% nước có thể dẫn đến tử vong.

Khi một mình bạn rơi vào nơi bị cô lập: Bài học sống còn bảo vệ mạng sống- Ảnh 3.

Mua lương khô hoặc thực phẩm dễ vận chuyển trước khi đi vào rừng ẢNH: TỐ NY

Do đó, nếu bạn không mang theo nước, hãy cố gắng bù nước bằng những nguồn có sẵn (cây chuối, dừa…) hoặc tự làm dụng cụ thu nước (tre, hệ thống ngưng tụ hơi nước…).

Về thực phẩm thì có 2 nguồn cơ bản là thực vật và động vật (trong đó có cá). Ở các mức độ khác nhau, cả hai đều cung cấp lượng calo, carbohydrate, chất béo và protein cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể.

Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm trước mắt của bạn, tốt hơn nên chọn những con mồi dễ dàng và dồi dào, chẳng hạn như côn trùng, động vật giáp xác, động vật thân mềm, cá và bò sát… có thể thỏa mãn cơn đói tức thời, trong khi bạn đặt bẫy để bắt động vật lớn hơn.

Anh Yann Dovergne cho biết: "Giải pháp đơn giản nhất vẫn là phòng ngừa trước, mua lương khô hoặc thực phẩm dễ vận chuyển trước khi khởi hành".

Ngoài ra, giữ vệ sinh sạch sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh tật. Điều này càng đúng hơn trong các tình huống sinh tồn. Vệ sinh kém có thể làm giảm cơ hội sống sót của bạn. Đặc biệt chú ý đến bàn chân, nách, háng, bàn tay và tóc, đây là những nơi lây nhiễm và nhiễm trùng đầu tiên. Nếu nguồn nước khan hiếm, bạn có thể tắm "khô". Cởi bỏ càng nhiều quần áo càng tốt và phơi mình dưới ánh nắng mặt trời và không khí trong lành trong ít nhất một giờ.

Đây là một trong những bài học sống còn cho những người chẳng may rơi vào trong môi trường bị cô lập (do thiên tai, hoặc phiêu lưu khám phá).

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/khi-mot-minh-ban-roi-vao-noi-bi-co-lap-bai-hoc-song-con-bao-ve-mang-song-185241005165717712.htm 

  • Từ khóa

‘Chị chị em em’ nơi công sở: Biết ơn vì gặp được đồng nghiệp tốt, kể cả lúc rời công ty

Nhiều người ngán ngẩm, trở nên dè dặt và thận trọng sau những lần bị đồng nghiệp chơi xấu. Song cũng có một số người lại may mắn gặp được đồng nghiệp thực...
11:42 - 02/12/2024
97 lượt xem

Chi tiêu 'khi tuyệt vọng' coi chừng dẫn đến... 'tuyệt vọng'

Mua sắm vốn là một cách đối phó với căng thẳng. Nhưng các chuyên gia cảnh báo điều này có thể gây hại về tài chính lâu dài.
10:15 - 02/12/2024
125 lượt xem

Sống là để cống hiến

Dấn thân vào hoạt động cộng đồng là cách hiệu quả nhất để gen Z tăng cường hiểu biết về thế giới xung quanh.
10:46 - 01/12/2024
684 lượt xem

Văn hóa công sở: Ứng xử ra sao với đồng nghiệp cứ ‘bàn lùi'?

Môi trường làm việc sẽ như thế nào nếu làm chung với một đồng nghiệp hay phàn nàn, né tránh, đùn đẩy việc khó?
09:55 - 30/11/2024
1,264 lượt xem

Khởi nghiệp với... lò đốt vàng mã lọc khói, lọc bụi mịn

32 dự án vào chung khảo được chọn từ 461 dự án tham gia cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn 2024 (Trung ương Đoàn) không chỉ cho thấy khát...
15:00 - 29/11/2024
1,709 lượt xem