9
/
136683
Ai được hỗ trợ 100% ăn ở, học tập, visa, vé máy bay trước khi sang Nhật Bản?
ai-duoc-ho-tro-100-an-o-hoc-tap-visa-ve-may-bay-truoc-khi-sang-nhat-ban
news

Ai được hỗ trợ 100% ăn ở, học tập, visa, vé máy bay trước khi sang Nhật Bản?

Thứ 3, 25/10/2022 | 07:45:00
2,161 lượt xem

Theo chương trình EPA, người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người ở huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được tài trợ toàn bộ tiền ăn ở, học tập, visa, vé máy bay đi Nhật Bản.

Ai được hỗ trợ 100% ăn ở, học tập, visa, vé máy bay trước khi sang Nhật Bản? - Ảnh 1.

Ứng viên thực tập hỗ trợ người cao tuổi trước khi sang Nhật Bản làm việc - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa thông báo tiếp tục tuyển chọn ứng viên điều dưỡng hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (chương trình EPA) khóa 11 với 240 chỉ tiêu. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Phạm Viết Hương, phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho biết qua trao đổi với cơ quan phía Nhật Bản, đến năm 2024, nước này dự kiến cần khoảng 60.000 người lao động trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi.

"So với ứng viên đi theo doanh nghiệp, ứng viên của chương trình EPA được tài trợ toàn bộ tiền ăn ở, học tập, vé máy bay khứ hồi, visa sang Nhật, hỗ trợ sinh hoạt phí khi học tiếng Nhật, tham gia đào tạo nâng cao… 

Khi sang Nhật, ứng viên điều dưỡng và hộ lý được làm việc tại các cơ sở điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, bệnh viện do Tổ chức Phúc lợi xã hội quốc tế (JICWELS) lựa chọn nên thu nhập và môi trường làm việc ổn định, an toàn", ông Hương cho hay. 

Ai được hỗ trợ 100% ăn ở, học tập, visa, vé máy bay trước khi sang Nhật Bản? - Ảnh 2.

Ông Phạm Viết Hương - phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước - Ảnh: GIA ĐOÀN

Ông Phạm Viết Hương nêu rõ chương trình EPA có mục đích phi lợi nhuận, rất phù hợp với những người muốn nâng cao nghiệp vụ ở nước ngoài mà không có điều kiện tài chính, đặc biệt là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. Mức lương của ứng viên điều dưỡng và hộ lý thông thường từ 160.000 - 180.000 yen/tháng.

Về điều kiện, ứng viên hộ lý tham gia EPA phải tốt nghiệp cao đẳng hoặc cử nhân điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa, không quá 35 tuổi… Với ngành điều dưỡng, ngoài các điều kiện trên, người tham gia phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, ứng viên ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm điều dưỡng (bao gồm thời gian tập sự 9 tháng).

Theo ông Hương, nhiệm vụ của điều dưỡng là theo dõi sức khỏe, giao nhận thuốc theo đơn của bác sĩ, sử dụng thuần thục máy móc hỗ trợ người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện. Hộ lý sẽ tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc người bệnh, tập phục hồi chức năng. 

Người hành nghề điều dưỡng thì dự thi một lần/năm, còn hộ lý thì sang năm thứ 4 sẽ thi chứng chỉ quốc gia. Nếu thi đỗ, ứng viên EPA sẽ được lựa chọn nơi làm việc theo nguyện vọng cá nhân và có thể đưa người nhà sang Nhật Bản. Tỉ lệ thi đỗ chứng chỉ hành nghề quốc gia để làm việc lâu dài ở Nhật Bản cao hơn các nước Indonesia, Philippines. Chẳng hạn, trên 90% hộ lý Việt Nam thi đỗ chứng chỉ quốc gia của Nhật Bản.

Tuy vậy, ông Hương lưu ý người lao động cần quyết tâm trau dồi tiếng Nhật, sắp xếp công việc tập trung trong 12 tháng trước khi đi Nhật. "Ngoài tinh thần quyết tâm thì người làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe cần giao tiếp tốt, mềm mại trong công việc vì tiếp xúc, hỗ trợ người cao tuổi yêu cầu sự điềm tĩnh, nhẫn nhịn", ông Hương nhận định.  

Thời gian nhận hồ sơ chương trình EPA khóa 11 từ ngày 7-6-2022 đến 31-10-2022 (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ). Ứng viên tìm hiểu thêm thông tin qua Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại 024.3824.9517 (số máy lẻ 513, 611).

Báo cáo mới của Chính phủ Nhật Bản cảnh báo lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nước này đang đối mặt với áp lực thiếu hụt đội ngũ y tế nghiêm trọng. Dự kiến vào năm 2040, nước này thiếu gần 1 triệu nhân viên.

Trong báo cáo thường niên trình bày trước Nội các Nhật Bản gần đây của Bộ Y tế Nhật Bản, việc thu hút đủ lao động vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe được xác định là "một trong những hạng mục quan trọng nhất mà các dịch vụ an sinh xã hội phải đối mặt". Báo cáo cho biết chỉ có 9,74 triệu nhân viên sẵn sàng tham gia vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vào năm 2040, thiếu 960.000 người, theo báo Asahi.

Theo Hà Quân/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/ai-duoc-ho-tro-100-an-o-hoc-tap-visa-ve-may-bay-truoc-khi-sang-nhat-ban-20221024121437525.htm

  • Từ khóa

Nỗi ám ảnh trả lãi vay mua nhà của người trẻ

Chị T. - trưởng phòng truyền thông của một doanh nghiệp ở TP.HCM - nói sợ thất nghiệp đến ám ảnh. Chị đang trả lãi ngân hàng hơn 21 triệu đồng/tháng tiền...
20:57 - 11/05/2024
231 lượt xem

Chốt đơn thành niềm vui, săn sale món rẻ rồi bỏ xó

Thời buổi khó khăn, nhiều bạn trẻ than vãn thu nhập giảm sút nhưng vẫn chăm chỉ săn hàng giảm giá vì nhiều nguyên nhân, trong đó có chốt đơn làm niềm...
09:19 - 11/05/2024
483 lượt xem

Nữ sinh viên năm 2 kiếm hơn 100 triệu đồng/tháng bằng cách nào?

Dù mới học năm thứ 2, nhưng Lê Thị Minh Tuyết (quê ở tỉnh Vĩnh Phúc), sinh viên Trường CĐ FPT (TP.Hà Nội) đã kiếm được hơn 100 triệu đồng mỗi tháng.
16:30 - 10/05/2024
912 lượt xem

Góp sức trẻ xây dựng đô thị thông minh

Phát triển đô thị thông minh là một trong những mục tiêu quan trọng của tỉnh giai đoạn 2021-2030. Để góp phần thực hiện mục tiêu này, tổ chức đoàn các cấp...
15:25 - 10/05/2024
931 lượt xem

Mở mạng là gặp 'bẫy lừa': Tìm 'của lạ' và cái kết…

Nhiều trường hợp bị "bẫy lừa" với số tiền lớn chỉ vì tin tưởng vào những lời chèo kéo tham gia tìm "của lạ" tại các hội, nhóm trên Telegram, Facebook,...
11:11 - 10/05/2024
1,065 lượt xem