Một doanh nhân đến tham vấn chuyên gia giáo dục ở Úc kể lại: “Khi đứa con 12 tuổi bị ốm, tôi vô tình nhận được một ghi chép trong cuốn sổ tay của con.
Không dành thời gian cho con là sai lầm của cha mẹ (hình minh họa)
Trong cuốn sổ con viết: "Bố mẹ không thích mình. Bố mẹ không xem mình là ai trong gia đình". Tôi như hóa đá và giật mình rà soát lại những gì từ trước đến nay trong cách nuôi dạy con cái”.
Để tránh tình trạng trên, các bậc cha mẹ nên tham khảo những sai lầm sau đây mà doanh nhân trên đã làm với con cái mình để rút ra kinh nghiệm trong cách nuôi dạy con.
Không dành thời gian cho con
Thông thường, cha mẹ nào cũng mong chăm chỉ làm ăn để mang đến mọi thứ cho con cái của mình. Công việc, dự án nhà cửa… là điều chúng ta làm hàng ngày. Bận rộn là điều không thể tránh khỏi tuy nhiên, chúng ta cần đặt ra những ưu tiên. Nếu cứ chờ đợi mọi thứ đầy đủ thì mới dừng lại thì chúng ta sẽ chờ đợi mãi mãi.
Thế rồi một ngày nào đó, bỗng nhận ra, con cái chúng ta thiếu vắng sự quan tâm, chăm sóc đúng cách từ cha mẹ bởi chúng ta không biết đặt ưu tiên những gì là quan trọng hơn.
Nếu bạn không bao giờ có thời gian để trò chuyện kéo dài hoặc chơi trò chơi hoặc xem một chương trình với con mình, bạn vô tình đã gieo vào lòng con, rằng “con không nằm trong danh sách ưu tiên của bố mẹ. Bố mẹ yêu công việc, yêu đạt được của cải vật chất hơn con”.
Không lắng nghe
Đôi khi con bạn bật ra câu nói “bố mẹ chưa bao giờ nghe ý kiến của con”. Khi đó, bạn sẽ ra sao?
Hãy đối mặt với sự thật, rằng con là con của chúng ta nhưng không phải là con thì bố mẹ được quyền áp đặt hoặc không cần phải tôn trọng.
Con bạn muốn mặc áo hoa trong khi bạn cứ nhất định áo hồng mới là đẹp. Con bạn thích môn hóa trong khi cứ ép con đi học nâng cao môn văn. Có thể con sẽ vâng lời cha mẹ, học theo ý bố mẹ nhưng rồi đến một lúc nào đó, con sẽ bật lại, kiểu như “con đã nói là con không thích mà sao bố mẹ cứ bắt con đi học môn đó, bây giờ con học tồi như thế đấy là do bố mẹ…”
Ngay cả khi ý kiến của bố mẹ đúng nhưng việc lắng nghe ý kiến của con cũng mang lại giá trị nhất định. Bạn dành thời gian để lắng nghe con bạn — thực sự lắng nghe (đặt câu hỏi, nghe chúng giải thích), ngay cả khi chúng đang nói về một ý tưởng tồi hoặc điều gì đó bạn không thích hoặc không có ý nghĩa với bạn. Bởi vì, đó là điều mà con bạn quan tâm nên nó quan trọng với con. Và nếu con bạn là quan trọng thì bạn cần phải lắng nghe.
Loại bỏ ý tưởng của con
Điều này có liên quan đến điểm trên, nhưng nó hơi khác một chút. Bạn có thể lắng nghe con mình, nhưng nếu bạn liên tục bác bỏ những ý kiến của chúng là ngớ ngẩn, chúng sẽ nhanh chóng nhận ra rằng chúng không thực sự quan trọng với bố mẹ.
Bạn có thể dạy con mình rằng chúng quan trọng bằng cách coi trọng những gì chúng nói. Điều đó không có nghĩa là chúng có thể đưa ra tất cả các quyết định - Điều đó không có nghĩa là bạn không thể nói với con những ý tưởng tồi. Nhưng thỉnh thoảng, con cần có cơ hội để xem một trong những ý tưởng hay của mình được thực hiện hay không. Có thể nó đơn giản như một gợi ý về bữa tối hoặc một hoạt động vào cuối tuần.
Việc cho phép ý tưởng của con thỉnh thoảng được thực hiện sẽ nói lên rằng “con cũng quan trọng” trong gia đình. Còn việc ý kiến của con lúc nào cũng bị bác bỏ, lâu dần, con sẽ hiểu ngầm rằng “con chả là cái gì trong gia đình này cả”.
Không áp dụng kỷ luật
Nhiều cha mẹ ghét kỷ luật bọn trẻ vì không muốn đối lập với con cái. Hoặc có thể chúng ta không có đủ năng lượng để chiến đấu với chúng.
Dù lý do là gì, cha mẹ thường cho phép con mình làm những việc mà chúng ta không muốn chúng làm hoặc cư xử theo những cách khiến chúng ta không thích, có nghĩa cha mẹ cho phép con đi theo cách của chúng ngay cả khi điều đó không tốt, bạn đang dạy con mình rằng chúng không quan trọng.
Bỏ qua nhu cầu của bản thân
Chúng ta thường nghĩ rằng con là quan trọng nên cha mẹ hy sinh vì con. Điều này đúng ở một mức độ nào đó. Làm cha mẹ là hy sinh cho con cái không có gì sai. Tuy nhiên, nếu bạn hoàn toàn bỏ qua nhu cầu của bản thân, bạn đang dạy con rằng để thực sự yêu ai đó, chúng cần phải bỏ qua nhu cầu của chính mình.
Khi cố gắng truyền đạt cho con rằng chúng quan trọng, bạn có thể vô tình dạy chúng điều ngược lại. Bằng cách làm những việc mang lại năng lượng cho bạn, bạn đã dạy con mình rằng cần chú ý đến nhu cầu của bản thân, đó là một phần của cuộc sống lành mạnh. Yêu bản thân để có năng lượng yêu lại người khác.
Theo Vũ Tùng/GD&TĐ
https://giaoducthoidai.vn/gia-dinh/5-ung-xu-cua-cha-me-khien-con-nghi-rang-minh-bi-bo-roi-mdmbny87g.html