9
/
112045
Ở nhà chống dịch, đàn ông làm bảo mẫu
o-nha-chong-dich-dan-ong-lam-bao-mau
news

Ở nhà chống dịch, đàn ông làm bảo mẫu

Chủ nhật, 27/06/2021 | 08:34:08
1,507 lượt xem

Có lẽ người đàn ông nào cũng gặp không ít khó khăn, thử thách khi được hoặc bị phân công làm “bảo mẫu”.

Mỗi ngày, tôi dậy sớm đi chợ mua thức ăn cho cả nhà, trước khi đi không quên nghĩ xem con thích ăn món gì, hôm nay đổi món nào. Về nhà, tôi xắn tay vào bếp một lúc sau là có những món ăn tươm tất. Liếc mắt nhìn lên đồng hồ đã gần 10 giờ trưa rồi mà tụi nhỏ vẫn chưa dậy, tôi phải lên phòng "trước gọi, sau gào" từng đứa.

Dùng bữa sáng xong cũng xấp xỉ… 12 giờ trưa, con gái lớn sẵn sàng phụ ba dọn dẹp, còn thằng nhỏ thì nghía thấy cái điện thoại của ba là chớp lấy không cần phải hỏi, sở thích của cậu ta là game bắn súng, đua xe, coi phim.

Thấy con cầm điện thoại chơi, ở yên một chỗ, tôi tạm yên tâm, nghĩ cũng là một biện pháp quản lý con. Khỏi phải dòm ngó, sợ nó mở cửa chạy ra ngoài hẻm trước nhà có xe cộ chạy qua lại nguy hiểm, mình có thể rảnh rang làm công việc khác.

Ở nhà chống dịch, đàn ông làm bảo mẫu - Ảnh 1.

Tác giả và con trai lọ mọ sửa xe đồ chơi

Ba cha con ở nhà mỗi người một góc. Ba đang lau chùi dọn dẹp; đứa con gái lớn đang chăm chú vào máy tính xem phim; thằng nhỏ chăm chú vào điện thoại, hai tay bấm lia lịa, kèm theo những tiếng nói để điều khiển cuộc chơi.

Bỗng dưng có tiếng xe dừng trước cửa: mẹ của tụi nhỏ đi làm về. Vào nhà thấy con trai đang cầm điện thoại, gương mặt dễ thương của mẹ trở nên nghiêm nghị kèm theo lời trách móc: "Sao anh để con xem điện thoại hoài vậy? Quản lý con kiểu này không khác nào hại nó".

Tôi im ỉm, không nói gì, vội vàng bảo con trả điện thoại lại chỗ cũ, nhưng nó vẫn không nghe nên có cuộc giằng co với chiếc điện thoại. Không khí gia đình trở nên căng thẳng.

Bị vợ la làm sao mà vui được, nhưng tôi suy nghĩ cách quản lý con như vậy là không tích cực nên bà xã trách mình cũng đúng. Đàn ông chăm con mùa dịch sao mà khó!

Một loạt suy nghĩ của tôi làm sao cho cả nhà có những trò chơi bổ ích, vui vẻ, hạnh phúc mà không phải ra đường nhiều để phòng tránh dịch bệnh.

Tôi bắt đầu tìm kiếm những vật dụng trong nhà để thực hiện cuộc chơi. Nhìn qua hàng xóm thấy anh bạn đang ngồi sửa lại xe đạp để thằng nhóc của anh ta chơi trước hẻm làm tôi cũng tò mò rồi rủ con trai cùng với mình thử làm kỹ sư điện tử. Nhiệm vụ của đội mình là "ba làm kỹ sư, con làm nhân viên sửa chữa".

Kế hoạch bắt đầu thực hiện, nhân viên sửa chữa đi gom hết những chiếc xe điều khiển bị hư hỏng bỏ quên trước đó để kỹ sư kiểm tra nghiên cứu từng bộ phận của từng chiếc xe; mở ra, lấy bộ phận còn sử dụng của xe này thay thế cho bộ phận bị hỏng của xe kia.

Thấy hiệu quả, con trai vội khen "ba làm kỹ sư hay quá" rồi chăm chú mải mê ngồi xem, tò mò hỏi đủ điều, thỉnh thoảng bắt chước làm theo.

Hết cả buổi chiều, từ năm chiếc xe bị hư hỏng được làm lại thành hai chiếc, điều khiển chạy vo vo trên nền nhà, ba cha con vỗ tay khoái chí. Tôi cảm thấy nức lòng vì hôm nay mình đã tìm được cách quản lý, chơi với con.

Con khen "kỹ sư ba" trong việc sửa đồ hư nhưng tôi cảm nhận hơn thế nữa, có lẽ con ngầm ghi nhận công lao to bự của ba trong việc thiết kế không gian vui nhộn, ấm áp của nhà mình. Gia đình vui vẻ hơn, bớt căng thẳng, lo lắng vì con vi-rút Corona chủng mới.

Có lẽ người đàn ông nào cũng gặp không ít khó khăn, thử thách khi được hoặc bị phân công làm "bảo mẫu".

Để quản lý con hiệu quả, tránh việc con xem thiết bị công nghệ quá nhiều ảnh hưởng đến hành vi và sức khỏe, ba mẹ cần gương mẫu (ít nhất là trong việc tiết chế thời gian bấm điện thoại) đồng thời sâu sát theo dõi, nhắc nhở con làm điều tốt, vận động tay chân; tranh thủ dành thời gian bày trò bổ ích để chơi với con.

Với vai trò trụ cột trong gia đình, đấng mày râu như tôi chạy theo công việc bên ngoài, ít khi ở nhà trực tiếp chăm lo, nuôi dạy con cái.

Những đợt có cơ hội ở nhà thường xuyên để "chia lửa" cùng vợ quản lý con như thế này, tôi cảm thấy gần gũi bên con làm gia tăng hạnh phúc, không khí gia đình trở nên ấm cúng hơn vì lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười của các thành viên.

Theo Người lao động

https://phunu.nld.com.vn/chuyen-trang-phu-nu/o-nha-chong-dich-dan-ong-lam-bao-mau-20210608143245364.htm

  • Từ khóa

Nữ sinh viên năm 2 kiếm hơn 100 triệu đồng/tháng bằng cách nào?

Dù mới học năm thứ 2, nhưng Lê Thị Minh Tuyết (quê ở tỉnh Vĩnh Phúc), sinh viên Trường CĐ FPT (TP.Hà Nội) đã kiếm được hơn 100 triệu đồng mỗi tháng.
16:30 - 10/05/2024
221 lượt xem

Góp sức trẻ xây dựng đô thị thông minh

Phát triển đô thị thông minh là một trong những mục tiêu quan trọng của tỉnh giai đoạn 2021-2030. Để góp phần thực hiện mục tiêu này, tổ chức đoàn các cấp...
15:25 - 10/05/2024
239 lượt xem

Mở mạng là gặp 'bẫy lừa': Tìm 'của lạ' và cái kết…

Nhiều trường hợp bị "bẫy lừa" với số tiền lớn chỉ vì tin tưởng vào những lời chèo kéo tham gia tìm "của lạ" tại các hội, nhóm trên Telegram, Facebook,...
11:11 - 10/05/2024
347 lượt xem

Ăn khoai cả tháng vì trả lãi ngân hàng mua chung cư

Để thôi cảnh sống trọ nhà người, nhiều bạn trẻ quyết tâm phải mua được nhà. Đánh đổi cho giấc mơ an cư là biết bao áp lực, ngột ngạt, trả lãi ngân hàng,...
11:21 - 10/05/2024
316 lượt xem

Giá vàng liên tục tăng cao: ‘Tiền đâu mua vàng cưới vợ?’

Giá vàng ngày càng tăng cao khiến nhiều bạn trẻ lo lắng. Thậm chí nhiều đôi trẻ phải hoãn lại ngày trọng đại vì không đủ tiền sắm vàng làm sính lễ.
10:19 - 10/05/2024
368 lượt xem