205
/
81125
Tăng tuổi nghỉ hưu: Quốc hội vẫn chưa hài lòng về 2 phương án
tang-tuoi-nghi-huu-quoc-hoi-van-chua-hai-long-ve-2-phuong-an
news

Tăng tuổi nghỉ hưu: Quốc hội vẫn chưa hài lòng về 2 phương án

Thứ 4, 23/10/2019 | 14:18:33
1,910 lượt xem

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình 2 phương án quy định tăng tuổi nghỉ hưu trong Bộ luật Lao động. Đại biểu thảo luận vẫn còn ý kiến khác nhau.

Quốc hội dành cả ngày làm việc hôm nay (23/10) để thảo luận về dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Về quy định tuổi nghỉ hưu, trình bày Báo cáo tiếp thu giải trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, bà Nguyễn Thuý Anh- Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội cho biết, cùng với ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, quá trình lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật cho thấy, vẫn có hai quan điểm: Quy định rõ lộ trình thực hiện hay chỉ quy định về nguyên tắc để giao Chính phủ quy định.

Do còn có ý kiến khác nhau và đây là vấn đề có tác động lớn đối với người lao động và thị trường lao động, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội 2 phương án quy định về tuổi nghỉ hưu.

tang tuoi nghi huu: quoc hoi van chua hai long ve 2 phuong an hinh 1

Bà Nguyễn Thuý Anh- Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội trình bày Báo cáo tiếp thu giải trình dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Cụ thể về lộ trình cho từng năm...

Phương án 1 theo Chính phủ trình quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035. 

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng phương án này bảo đảm minh bạch, rõ ràng, tuân thủ quy định của Hiến pháp về quyền của “người làm công ăn lương”, đáp ứng được yêu cầu quy định cụ thể về lộ trình cho từng năm và xác định được thời điểm hoàn thành.

Tuy nhiên, việc áp dụng chung cùng một lộ trình với các nhóm đối tượng lao động rất khác nhau trong thị trường lao động rất đa dạng là chưa thực sự phù hợp với hoàn cảnh, trình độ phát triển của ngành và nghề lao động Việt Nam, sẽ có tác động khác nhau và có thể gây ra sự phức tạp, hệ lụy cần phải được cơ quan soạn thảo đánh giá kỹ lưỡng, cẩn trọng, nhất là trong bối cảnh chưa tạo được sự đồng thuận cao trong dư luận người lao động.   

tang tuoi nghi huu: quoc hoi van chua hai long ve 2 phuong an hinh 2

Đại biểu Nguyễn Sơn – Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh

Ủng hộ phương án này, đại biểu Nguyễn Sơn – Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh đề nghị cần có quy định người lao động trong một số ngành nghề có thể nghỉ hưu trước và sau độ tuổi, thậm chí là 10 năm thay vì 5 năm.

“Lộ trình công khai, minh bạch để người lao động biết được độ tuổi phù hợp với ngành nghề của mình. Người làm công việc nặng nhọc, trong môi trường độc hại có thể nghỉ trước tuổi, đồng thời người có trình độ, làm trong lĩnh vực khác có thêm thời gian làm việc, cống hiến” – ông Nguyễn Sơn nêu ý kiến và đề nghị xây dựng danh mục chi tiết trình Quốc hội.

Hay giao Chính phủ có bước đi điều chỉnh phù hợp?

Phương án 2 mà Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam và đủ 60 tuổi đối với nữ.

Kể từ ngày 1/1/ 2021, căn cứ theo ngành nghề, tính chất công việc, môi trường và điều kiện lao động, địa bàn và cung, cầu của thị trường lao động, xu hướng già hóa dân số, Chính phủ quy định cụ thể lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đánh giá quy định theo hướng này bảo đảm tính linh hoạt, không quy định một lộ trình chung cho tất cả các nhóm đối tượng lao động có đặc điểm ngành nghề, điều kiện, môi trường làm việc rất khác nhau... mà phải tùy vào từng nhóm lao động cụ thể để Chính phủ có thời gian khảo sát, đánh giá kỹ, có bước đi điều chỉnh nâng tuổi nghỉ hưu phù hợp.

Tuy nhiên, phương án này chưa xác định thời gian hoàn thành mà giao Chính phủ quy định, như vậy có thể sẽ dẫn đến phức tạp, khó khăn hơn khi thực hiện các quy định nghỉ hưu sớm hoặc kéo dài đối với các trường hợp quy định trong luật và người lao động không xác định được việc mình sẽ nghỉ hưu vào thời điểm nào.

tang tuoi nghi huu: quoc hoi van chua hai long ve 2 phuong an hinh 3

Đại biểu Ma Thị Thuý – Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang

Góp ý về nội dung này, đại biểu Ma Thị Thuý – Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang cho rằng, vẫn còn nhiều băn khoăn về cả hai phương án trên.

“Đề nghị cân nhắc thận trọng các yếu tố về lĩnh vực, ngành nghề, vùng miền để thiết kế linh hoạt hơn và cũng cần có đánh giá tác động rõ hơn khi quy định” – nữ đại biểu góp ý./.

Theo Ngọc Thành/VOV.VN

  • Từ khóa

Bỏ đề xuất người lao động bị sa thải, kỷ luật không được nhận bảo hiểm thất nghiệp

Tại dự Luật Việc làm sửa đổi mới nhất đã bỏ đề xuất người lao động bị sa thải, kỷ luật không được nhận bảo hiểm thất nghiệp
19:56 - 11/01/2025
354 lượt xem

Quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi bền vững

Tối 10.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao VN đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và...
07:53 - 11/01/2025
616 lượt xem

Giảm hơn 3 triệu thanh niên vì già hóa dân số

Già hóa dân số khiến lực lượng thanh niên đã giảm từ hơn 23,4 triệu người năm 2018 còn hơn 20 triệu người (năm 2024).
20:28 - 10/01/2025
910 lượt xem

Thủ tướng Nga sắp thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến 15-1, đánh dấu chuyến đi đầu tiên đến Việt Nam trên cương vị...
14:27 - 10/01/2025
1,043 lượt xem

Nỗ lực cao, quyết tâm lớn tạo đột phá trong hợp tác Việt Nam - Lào

Trong khuôn khổ chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, sáng 10/1, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính...
13:50 - 10/01/2025
1,048 lượt xem