4
/
802
Hướng đi mới trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
huong-di-moi-trong-san-xuat-thuc-an-chan-nuoi
news

Hướng đi mới trong sản xuất thức ăn chăn nuôi

Thứ 5, 31/08/2017 | 11:46:16
1,963 lượt xem

BGTV- Công nghệ sinh học (CNSH) đã và đang được phát triển và ứng dụng ngày càng nhiều trên thế giới. Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện theo hướng hiện đại.

Bắc Giang là tỉnh có tỷ trọng về nông nghiệp cao trong cơ cấu kinh tế, bên cạnh việc phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp tăng sản lượng cũng như chất lượng hàng nông sản thì việc xác định ứng CNSH trong sản xuất cũng là định hướng của tỉnh. Từ thực tế, việc tận dụng các phụ phẩm trong nông nghiệp (cám, ngô, đậu tương, bã cá khô, rơm rạ...) để sản xuất thành thức ăn chăn nuôi từ lâu đã phổ biến với hầu hết nông dân trên cả nước, tuy nhiên người dân vẫn áp dụng theo cách thô sơ, đơn giản mà không tận dụng được triệt để từ những loại phụ phẩm nông nghiệp này.

Hiện nay chi phí đầu tư cho thiết bị sản xuất thức ăn theo mô hình CNSH tại Yên Thế chỉ khoảng 10 triệu đồng.

Tại huyện Yên Thế, nơi có trên 4 triệu con gia cầm và khoảng hơn 120 nghìn con lợn được nuôi hàng năm năm. Phần lớn thức ăn chăn nuôi được các hộ gia đình, chủ trang trại, gia trại mua từ các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi quy mô công nghiệp, tuy nhiên việc quản lý chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào cũng còn khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ mất ăn toàn. Với mong muốn ứng dụng công nghệ sinh học ủ men hỗn hợp thức ăn để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gà, tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào tại địa phương, từ năm 2016, trường Đại học công nghiệp Hà Nội đã đề xuất triển khai đề tài nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gà từ các phụ phẩm và sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang”. Đề tài được thực hiện trong 18 tháng (từ tháng 02/2016 - 8/2017) do Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chủ trì thực hiện. Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và nghiệm thu đề tài.

Nội dung đề tài áp dụng công nghệ sinh học ủ men hỗn hợp thức ăn để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gà từ các nguyên liệu như: ngô vàng, sắn, gạo tấm/cám gạo, đậu tương, xương trâu/bò... Đồng thời xây dựng mô hình sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gà quy mô 02 tấn từ phụ phẩm, sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng TCVN 2265:2007 và sử dụng cho 200 con gà tại các hộ dân xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế.

Sử dụng thức ăn ứng dụng CNSH, đàn gà có khả năng kháng bệnh tốt hơn, ít xảy ra các dịch bệnh thông thường.

Loại thức ăn ứng dụng CNSH cần có quá trình lên men hỗn hợp thức ăn nhằm mục đích thủy phân các thành phần phức tạp trong thức ăn thành các chất đơn giản giúp cho gà dễ tiêu hóa và hấp thu, làm tăng các thành phần có mùi, vị đặc trưng cho thức ăn. Các công thức đề tài đưa ra dễ áp dụng, bà con có thể triển khai với quy mô hộ gia đình một cách thuận lợi và dễ dàng. Chi phí cho một kg thức ăn tự sản xuất sẽ thấp hơn so với thức ăn thông thường khoảng 2 nghìn đồng/kg.

Gia đình ông Nguyễn Văn Phương, thôn Liên Cơ, xã Đồng Tâm có hơn 10 năm chăn nuôi gà, hàng năm cung cấp ra thị trường từ 4-5 nghìn con gà. Khi tham gia đề đài nghiên cứu, ông Phương nhận thấy ưu điểm nổi bật của phương pháp là đàn gà ít bệnh, cắt giảm chi phí do không sử dụng thuốc kháng sinh, tỷ lệ sống so với cách nuôi thông thường tăng hơn 15%. “Chất lượng đàn gà tương đương nhưng thức ăn áp dụng CNSH có giá rẻ hơn nhiều, nhất là khi người dân có thể tận dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Đây là hướng đi mới mẻ với người dân và nên được nhân rộng thêm để tiết kiệm chi phí chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn và bảo vệ môi trường” – ông Phương chia sẻ.

Người nông dân chăn nuôi luôn sẵn sàng học tập những phương pháp hay, hiệu quả.

Việc ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gà từ các phụ phẩm và sản phẩm nông nghiệp sẽ mở ra hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực phân lập tuyển chọn các chủng vi sinh vật thích hợp, an toàn, có khả năng sản sinh enzim cao và ứng dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, giúp người chăn nuôi gà chủ động được công nghệ sản xuất thức ăn, tận dụng triệt để nguồn phụ phẩm và sản phẩm trong nông nghiệp… Việc nghiên cứu ứng dụng trên các mô hình thành công là tín hiệu đáng mừng, bước quan trọng tiếp theo là ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất đạt trà và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đó cho người dân. Từ hiệu quả của những phương pháp mới, rất cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương, của tỉnh cũng rất quan trọng thông qua việc ban hành các chính sách hỗ trợ để đưa CNSH đến với người dân nhanh hơn, từ đó nâng cao hiệu quả chăn nuôi, hướng đến nền nông nghiệp an toàn.

Minh Anh

Giá USD tăng cao nhất trong năm

Tỷ giá đang chịu nhiều sức ép vào thời điểm cuối năm. Giá USD trong ngân hàng tăng cao ở mức kịch trần cho phép còn đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế...
08:57 - 23/11/2024
58 lượt xem

Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ, Hàn Quốc đứng ngồi không yên

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên các ngành công nghiệp và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc.
20:04 - 22/11/2024
369 lượt xem

Xăng sinh học tiêu thụ ít, Bộ Công Thương thay đổi đề xuất điều hành giá

Hai mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến là RON 95-III và dầu diesel DO có thể sẽ được Bộ Công Thương công bố giá trần.
15:12 - 22/11/2024
498 lượt xem

Vé máy bay Tết đến hẹn lại căng

Giá vé máy bay Tết Ất Tỵ 2025 không chỉ đắt đỏ mà còn khan hiếm, đặc biệt trên các đường bay tỉnh. Dù có mức giá gấp đôi ngày thường, nhưng nhiều chặng...
14:00 - 22/11/2024
508 lượt xem

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến...
11:29 - 22/11/2024
579 lượt xem