24
/
79371
Vụ tấn công nhà máy dầu Saudi Arabia: Thay đổi “cuộc chơi” ở Vùng Vịnh
vu-tan-cong-nha-may-dau-saudi-arabia-thay-doi-cuoc-choi-o-vung-vinh
news

Vụ tấn công nhà máy dầu Saudi Arabia: Thay đổi “cuộc chơi” ở Vùng Vịnh

Thứ 3, 17/09/2019 | 18:52:09
793 lượt xem

Cuộc tấn công vào nhà máy lọc dầu lớn nhất Saudi Arabia vào sáng sớm ngày 14.9 là một sự leo thang kịch tích trong cuộc đối đầu ở Vùng Vịnh, ngay cả khi Iran không bắn tên lửa hoặc máy bay không người lái trong vụ việc này.

Khói bốc lên sau vụ tấn công Nhà máy lọc dầu Saudi Aramco ở Abqaiq, Saudi Arabia ngày 14.9. Ảnh: REUTERS

Bước thay đổi

Phiến quân Houthi ở Yemen nhận trách nhiệm vụ tấn công, nói rằng, 10 máy bay không người lái đã nhằm vào nhà máy lọc dầu Abqaiq và mỏ dầu Khurais. Nếu đúng, các cuộc tấn công với quy mô và độ chính xác này là một sự gia tăng đột ngột và đáng chú ý về khả năng của Houthi và cả Mỹ, trong khi cả Saudi Arabia và Mỹ đều không tin là do phiến quân này thực hiện.

Máy bay không người lái của Houthi dựa trên các mô hình của Iran và thường được phát triển từ công nghệ của Triều Tiên, chủ yếu là tầm ngắn, chỉ dưới 300km. Tuy nhiên, một uỷ ban chuyên gia của Liên Hợp Quốc hồi tháng 1 báo cáo rằng, việc triển khai máy bay không người lái tầm xa “cho phép lực lượng Houthi tấn công các mục tiêu sâu bên trong Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất UAE”.

Hiện chưa rõ những cuộc tấn công nói trên bắt nguồn từ đâu và ai đứng sau chúng. Mỹ thì đổ lỗi cho Iran “tiến hành một cuộc tấn công chưa từng có vào nguồn cung cấp năng lượng của thế giới và không có bằng chứng nào cho thấy các cuộc tấn công đến từ Yemen”. Iran thì phủ nhận, cáo buộc Mỹ “thất bại khi gây áp lực tối đa nên đã chuyển sang lừa dối tối đa và việc đổ lỗi cho Iran sẽ không chấm dứt thảm hoạ” - theo lời Ngoại trưởng Iran Javad Zarif.

Một số nguồn tin khác lại nói với CNN rằng những máy bay không người lái hoặc tên lửa tấn công nhà máy lọc dầu Saudi Arabia có khả năng có nguồn gốc từ Iraq. Chính phủ Iraq hôm 15.9 lập tức ra tuyên bố bác bỏ các báo cáo rằng “lãnh thổ của họ đang được sử dụng để tấn công các cơ sở dầu mỏ của Saudi”.

Dù bắt nguồn từ đâu và ai là chủ mưu, thì các cuộc tấn công này là một bước thay đổi trong những gì đã trở thành cuộc đối đầu nguy hiểm ở Vùng Vịnh, từ những vụ phá hoại tàu chở dầu, cho tới tình hình nghiêm trọng ở Yemen và một loạt các cuộc không kích vào các trại dân quân của người Hồi giáo dòng Shia ở Iraq trong những tháng gần đây.

Mặc dù chưa xác nhận được bên nào đứng đằng sau các cuộc tấn công này, song Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố rằng Israel đã sẵn sàng tấn công các lực lượng ủng hộ Iran bất cứ khi nào các lực lượng này bị coi là mối đe dọa, bao gồm cả các nhóm ở Iraq.

Rủi ro về giá dầu

Chưa có bất kỳ cuộc tấn công nào trước đó, kể từ khi Yemen xảy ra xung đột cách đây 4 năm, lại làm gián đoạn nguồn cung dầu mỏ như các cuộc tấn công này. Cuộc không kích vào các cơ sở sản xuất dầu của Saudi Arabia đã khiến sản lượng dầu mỏ của quốc gia Trung Đông này giảm một nửa, tương đương 5,7 triệu thùng dầu trên thị trường mỗi ngày. Giá dầu lập tức leo lên mức cao nhất trong vòng gần 4 tháng qua.

Ngày 16.9, giá dầu thô Brent công bố mức tăng phần trăm cao nhất kể từ cuộc chiến tranh Vùng Vịnh ngày 14.1.1991, tăng 19,5% lên 71,95 USD/thùng. Giá dầu ngọt nhẹ Texas WTI tăng tới 15,5% lên 63,34 USD/thùng, mức tăng theo tỉ lệ phần trăm cao nhất kể từ ngày 22.6.1998.

“Chúng tôi cho rằng các cuộc tấn công là lời cảnh tỉnh cho các nhà đầu tư về giá dầu thô” - Reuters dẫn lời ông Hue Frame, giám đốc điều hành Quỹ Frame ở Sydney. Theo ông Frame, các quốc gia nhập khẩu chính dầu thô của Saudi Arabia như Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia, sẽ dễ bị tổn thương nhất trước sự gián đoạn nguồn cung dầu. Hàn Quốc hôm 16.9 cho biết sẽ xem xét mở kho dự trữ dầu chiến lược nếu tình hình xung quanh việc nhập khẩu dầu thô xấu đi.

Trước đó, hôm 15.9, Tổng thống Donald Trump cũng thông báo cho phép sử dụng dầu trong kho dự trữ chiến lược của Mỹ nếu cần, “với số lượng sẽ được xác định”. Kho dự trữ dầu chiến lược của Mỹ là kho dự trữ dầu thô khẩn cấp lớn nhất thế giới, hiện có khoảng 630 triệu thùng dầu, được Bộ Năng lượng Mỹ xây dựng, duy trì tại nhiều khu vực dưới lòng đất ở bang Louisiana và Texas. Theo CNN, trong lịch sử nước Mỹ, kho dự trữ dầu chiến lược mới chỉ được mở cửa 3 lần, vào các năm 1991 khi Mỹ tấn công Iraq, năm 2005 sau siêu bão Katrina và năm 2011 sau bất ổn ở Libya. Quyết định của ông Donald Trump là lần thứ 4 nhưng chưa được thực thi.

Theo Khánh Minh/Lao động

  • Từ khóa

Ông Kim Jong-un chỉ đạo tăng cường lực lượng hạt nhân, Triều Tiên bắn tên lửa

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un của CHDCND Triều Tiên ra lệnh tăng tốc quá trình sản xuất vũ khí và đẩy nhanh tiến độ củng cố lực lượng hạt nhân của nước...
11:40 - 18/05/2024
71 lượt xem

Ông Putin: Nga không chấp nhận tối hậu thư từ Ukraine và phương Tây

Phát biểu ngày 17-5, ông Putin nói Ukraine và các nước phương Tây đang nỗ lực đạt được những mục tiêu mà họ đã thất bại trên mặt trận quân sự bằng ngoại...
07:05 - 18/05/2024
203 lượt xem

Triều Tiên khẳng định không xuất khẩu vũ khí sang Nga

Ngày 17-5, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bác cáo buộc về hoạt động hợp tác quân sự giữa Triều Tiên và Nga, nhấn mạnh vũ khí của Triều...
15:48 - 17/05/2024
576 lượt xem

Thủ tướng Slovakia đã có thể nói chuyện sau khi bị bắn

Đến sáng 17-5 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã ổn định nhưng vẫn còn trong tình trạng nghiêm trọng, tuy nhiên ông đã bắt đầu nói chuyện...
11:12 - 17/05/2024
668 lượt xem

Triển vọng kinh tế thế giới qua ‘lăng kính’ Liên Hợp Quốc

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên Hợp Quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng...
10:12 - 17/05/2024
695 lượt xem