205
/
74893
Thi đua ái quốc không phải là “chạy thi đua”, “chạy thành tích”
thi-dua-ai-quoc-khong-phai-la-chay-thi-dua-chay-thanh-tich
news

Thi đua ái quốc không phải là “chạy thi đua”, “chạy thành tích”

Thứ 4, 12/06/2019 | 11:33:06
764 lượt xem

 Đó là khẳng định của PGS-TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khi nói về phong trào thi đua ái quốc.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người không ưa hình thức, phô trương, Người phê bình nghiêm khắc cách làm việc không thiết thực của cán bộ, đảng viên cũng như của tổ chức nào mắc phải căn bệnh này.

Đối với phong trào thi đua ái quốc cũng vậy. Dễ nhận thấy hiện nay các phong trào thi đua ở các cấp nhiều khi còn mang tính hình thức, vẫn còn hiện tượng đối phó “phát mà không động”, “đánh trống bỏ dùi”. Đặc biệt, còn một bộ phận cán bộ công chức mang nặng tư duy cửa quyền, thiếu nêu gương và có trách nhiệm với dân. Do đó, thi đua thực hiện văn hóa công sở, đạo đức công vụ, dốc lòng phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

thi dua ai quoc khong phai la "chay thi dua", "chay thanh tich" hinh 1

Thi đua thực hiện văn hóa công sở, đạo đức công vụ là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Theo quan điểm Hồ Chí Minh, thi đua là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới và phải tiến hành thường xuyên, liên tục, hàng ngày. Thi đua yêu nước gắn với khen thưởng xứng đáng chính là động lực phát triển đất nước.

Thực hiện lời kêu gọi của Người, 71 năm qua, nhiều phong trào thi đua yêu nước đã cổ vũ, khơi dậy tinh thần yêu nước, trí tuệ của người Việt Nam. Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên, nhiều nơi thi đua còn bị chi phối bởi tâm lý chủ quan, bè phái, chưa tạo động lực tinh thần và sức mạnh tổng hợp, thi đua chưa thực sự trở thành yếu tố quan trọng để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội. PGS-TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: mỗi dịp kỷ niệm ngày thi đua ái quốc là dịp để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta chấn chỉnh lại, kiểm tra giám sát, đánh giá đúng để không có câu chuyện “chạy thi đua”, “chạy thành tích”.

thi dua ai quoc khong phai la "chay thi dua", "chay thanh tich" hinh 2

PGS-TS Lê Quốc Lý - Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Quốc Lý cho biết: “Chúng ta cần làm đến nơi đến chốn và kiểm soát kỹ càng và kết quả thi đua ấy phải ra kết quả gì, sản phẩm gì, chứ không phải thứ chung chung, không phải những báo cáo trên giấy. Phải thấy thi đua đem lại cho tập thể những gì, đem lại cho nhân dân những gì? Một địa phương nói thi đua tốt thì địa phương đó phải giàu lên, phải phát triển lên, nhân dân phải phấn khởi hơn, xã hội đầm ấm hơn, không có tội phạm, tệ nạn, không còn người nghèo. Thi đua cá nhân điển hình, có những người được thành tích suất sắc mà tập thể đó ì ạch, vẫn kém, không có gì thay đổi thì đều là hình thức”.

Thực hiện lời dạy của Người, thời gian qua, đội ngũ công chức, viên chức ngày càng hoàn thiện và hướng đến sự chuyên nghiệp, phong cách giao tiếp ứng xử đã có những tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn đâu đó một bộ phận cán bộ công chức mang nặng tư duy cửa quyền, thiếu trách nhiệm với dân, có lời nói, hành xử không chuẩn mực, không tôn trọng cấp trên, thiếu công bằng với cấp dưới gây bức xúc trong nhân dân. Điều đó cho thấy, thi đua thực hiện văn hóa công sở, đạo đức công vụ, dốc lòng phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc là yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Văn Tình, Tổng thư ký Hội ngôn ngữ học Việt Nam khẳng định: “Hành chính công chức phải có cách ứng xử ngôn từ cho phù hợp, bởi vì đó cũng là 1 phần phản ánh trình độ, phẩm chất, cách thức ứng xử của một người đại diện cơ quan công quyền. Khi đối thoại với dân, người ta cảm thấy có sự tôn trọng và đi đúng vấn đề trong công việc, không lan man, mỗi bối cảnh giao tiếp đòi hỏi nghi thức giao tiếp phù hợp”.

thi dua ai quoc khong phai la "chay thi dua", "chay thanh tich" hinh 3

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Văn Tình, Tổng thư ký Hội ngôn ngữ học Việt Nam

Tại lễ phát động Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức, thi đua thực hiện văn hóa công sở” diễn ra giữa tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương đã yêu cầu cán bộ công nhân viên không được bỏ việc, không ăn lạm từng giây, từng phút, từng đồng thuế của người dân. Thực hành làm hết giờ, hết việc, xóa bỏ văn hóa “Sáng cắp ô đi, chiều cắp về”. Thủ tướng nhấn mạnh:“Cần xóa bỏ ngay thứ văn hóa không nhúc nhích, văn hóa để nước đến chân mới nhảy, văn hóa đợi nhắc thì làm, không nhắc cũng làm nhưng làm chậm trễ trong xử lý các nhiệm vụ được giao mà nhân dân cơ quan đang mong đợi”.

Theo Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan, mỗi con người khi đã là cán bộ công chức nhà nước thì phải uốn nắn mình trở thành những người mẫu mực, sáng tạo, luôn tận tụy vì lợi ích của người dân, của doanh nghiệp. Trong mọi vị trí và điều kiện công tác phải luôn nỗ lực hoàn thành trách nhiệm được giao, tạo sự tin tưởng và thân thiện của lãnh đạo với đồng nghiệp và người dân. Đặc biệt, tính chuyên nghiệp trong công sở thể hiện ở sự chuyên nghiệp trong giao tiếp, ứng xử với cấp trên, đồng cấp và cấp dưới, biết cách thức tổ chức công việc và hoàn tất công việc được giao.

Ông Lê Minh Hoan cho rằng: “Văn hóa công sở không thể áp đặt bằng mệnh lệnh hành chính đơn thuần với những nội quy, quy định trong công sở. Văn hóa công sở phải được hội tụ, lan tỏa trong lãnh đạo của công sở đó. Văn hóa công sở là cả quá trình bền bỉ, kiên trì, trau dồi, vun đắp để mỗi cán bộ công chức ý thức đầy đủ và chủ động thực hiện. Để những giá trị tích cực, cấp tiến của văn hóa công sở thấm dần, thấm sâu vào từng ngõ ngách của bộ máy. Muốn thực hiện được và mang tính bền vững, người đứng đầu cơ quan đơn vị phải thẩm thấu trọn vẹn những giá trị và biết truyền cảm hứng đến mọi thành viên tự giác thực hiện”.

Văn hóa công sở không thể đong, đo, đếm được trực tiếp mà được hình thành từ trong ý thức từng người, tạo niềm tin, giá trị, động lực, cách ứng xử, làm việc của mỗi cá nhân. Hình thành tác phong, cốt cách của người cán bộ công chức chuyên nghiệp, tận tâm, mẫu mực sáng tạo vì người dân phục vụ. Thực hiện tốt phong trào cán bộ, công chức, viên chức, thi đua thực hiện văn hóa công sở cũng chính là thực hiện lời dạy của Bác về “Cần- Kiệm-Liêm-Chính”./.

Theo Lại Hoa/VOV.VN

  • Từ khóa

Giảm hơn 3 triệu thanh niên vì già hóa dân số

Già hóa dân số khiến lực lượng thanh niên đã giảm từ hơn 23,4 triệu người năm 2018 còn hơn 20 triệu người (năm 2024).
20:28 - 10/01/2025
153 lượt xem

Thủ tướng Nga sắp thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến 15-1, đánh dấu chuyến đi đầu tiên đến Việt Nam trên cương vị...
14:27 - 10/01/2025
310 lượt xem

Nỗ lực cao, quyết tâm lớn tạo đột phá trong hợp tác Việt Nam - Lào

Trong khuôn khổ chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, sáng 10/1, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính...
13:50 - 10/01/2025
326 lượt xem

Hai Thủ tướng dự lễ động thổ Công viên hữu nghị Lào - Việt Nam

Sáng 10-1, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone dự lễ động thổ dự án Công viên hữu nghị Lào - Việt Nam tại Vientiane, Lào.
11:01 - 10/01/2025
377 lượt xem

Chùa Phật Tích không bị ảnh hưởng sau đám cháy lớn

Nhờ phát hiện kịp thời cùng sự phối hợp nhanh, hiệu quả của các lực lượng chức năng và người dân địa phương, đám cháy tại núi Phật Tích, xã Phật Tích,...
09:46 - 10/01/2025
458 lượt xem