240
/
71475
Nỗi lo thực phẩm mùa lễ hội
noi-lo-thuc-pham-mua-le-hoi
news

Nỗi lo thực phẩm mùa lễ hội

Thứ 3, 19/03/2019 | 12:10:05
967 lượt xem

BGTV- Trong những tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều lễ hội, lượng du khách tham quan, vãn cảnh tăng cao. Nắm bắt cơ hội này, nhiều hộ kinh doanh hàng ăn, quán nước mọc lên như nấm song điều kiện đảm bảo vệ sinh còn rất sơ sài.

Nở rộ quán hàng di động, ăn nhanh

Qua khảo sát tại một số lễ hội trên địa bàn tỉnh thời gian qua, việc bảo đảm an toàn thực phẩm của các chủ hộ kinh doanh vẫn còn nhiều tồn tại, tình trạng rửa, tráng hàng trăm chiếc bát đũa cùng lúc trong 1 – 2 thau nước diễn ra phổ biến, hay các cơ sở kinh doanh ăn uống không bố trí thùng đựng rác nên thực khách vô tư xả thức ăn thừa, giấy ăn ngay xuống nền đất nhìn rất mất vệ sinh. Người kinh doanh thực phẩm, người bán hàng không đeo găng tay khi lấy đồ ăn, vừa bốc thực phẩm sống để chế biến món ăn rồi lại bốc sang thực phẩm chín, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Hàng quán nhếch nhác, ngay sát lề đường không che đậy là tình trạng chung tại nhiều lễ hội

Bên cạnh đó, các hàng quán di động, quán ăn vặt bán rong hai bên đường như kẹo bông, bò bía, bánh tráng trộn, xúc xích… Người bán hàng chỉ cần chuẩn bị một bếp ga mini, 1 chảo hoặc bếp nướng, các loại dầu ăn đựng trong can to không có nhãn mác, xúc xích được cắt ra rán sẵn chờ du khách tới mua; các loại hoa quả cũng cắt, bổ sẵn, trộn gia vị để trên các khay... Các món ăn trông hấp dẫn, thu hút nhiều du khách lựa chọn, nhưng lại ẩn phía sau đó là nguy cơ mất VSATTP.

Du khách vô tư sử dụng thực phẩm tại những hàng rong tại lễ hội không hề được che đậy

Với nhiều du khách, việc lựa chọn đồ ăn, thực phẩm hiện nay tại các lễ hội còn rất nhiều băn khoăn. Bà Vũ Thu Hà (phường Trần Phú, TP Bắc Giang), du khách tại Khu danh thắng Tây Yên Tử cho biết: “Dịp này gia đình tôi thường đến các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để tham quan, nhưng đúng là vấn đề ăn uống tại lễ hội cùng còn nhiều hạn chế, hàng rong quán cóc thì nhiều nhưng nhìn có chỗ vẫn nhếch nhác, lo ngại thức ăn tại các lễ hội không đảm bảo vệ sinh nên tôi thường chuẩn bị sẵn các loại thức ăn, nước uống mang theo để sử dụng, vừa tránh bị nâng giá vừa đảm bảo an toàn”.

Theo Chi cục ATVSTP tỉnh cho biết để đảm bảo VSATTP cho mùa lễ hội, ngay từ đầu năm đơn vị đã có kế hoạch và triển khai thực hiện thanh, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm các mặt hàng thực phẩm, đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống tại các lễ hội tập trung kiểm tra quy trình chế biến, bảo quản thực phẩm, nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, việc lưu mẫu thức ăn, đảm bảo dùng nước sạch cho chế biến thực phẩm... Tuy nhiên, tại nhiều lễ hội lượng hàng quán tự phát cũng rất nhiều, khi kết thúc lễ hội này thì họ di chuyển tới lễ hội khác, trong khi lực lượng kiểm tra, kiểm soát còn mỏng, các phương tiện kiểm tra còn hạn chế, nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn.

Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Dịp lễ hội lượng du khách lớn, nhu cầu ăn uống tăng cao, các hàng quán kiểu “thời vụ” bày bán thiếu che đậy, không rõ nguồn gốc, chất lượng thực phẩm làm tăng nguy cơ gây mất ATVSTP. Tại nhiều lễ hội, thức ăn, đồ uống vẫn được bày bán dọc các đường đi, lối lại, môi trường chung quanh thường xuyên bị nhiễm bụi, nắng, mưa sẽ dễ làm cho thức ăn đồ uống bị nhiễm bẩn, ôi thiu, ẩm mốc, biến chất... Ðây là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm; các bệnh lây truyền qua thực phẩm.

Nguồn gốc, chất lượng thực phẩm tại lễ hội vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ

Để phòng ngừa, cũng như bảo đảm ATTP cho người dân tham dự các lễ hội, Ban tổ chức các lễ hội các địa phương cần tổ chức sắp xếp, bố trí hợp lý khu vực kinh doanh thực phẩm, đảm bảo đủ nước sạch, nơi thu gom rác thải, giữ gìn vệ sinh chung. Đồng thời các hộ gia đình kinh doanh thực phẩm cần nghiêm túc thực hiện các quy định về bảo đảm ATTP. Với du khách tham dự các lễ hội, khi có nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm trong khu vực lễ hội cần lựa chọn những cơ sở có cảnh quan sạch sẽ, có tủ trữ thức ăn, che đậy cẩn thận, tránh các hàng quán ngay sát lề đường, vỉa hè khói bụi. 

Công tác đảm bảo ATTP mùa lễ hội không phải là chuyện “một sớm một chiều”, do đó các cơ quan liên quan trên địa bàn khu vực diễn ra lễ hội cần phối hợp chặt chẽ với ngành y tế tại cơ sở, tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra tại khu vực lễ hội, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về ATTP theo đúng quy định; đồng thời công khai các cơ sở vi phạm cho người dân và du khách. Bên cạnh đó cần bố trí các đội thường trực, sẵn sàng cấp cứu, điều tra, xử lý kịp thời khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhằm giảm đến mức thấp nhất ảnh hưởng sức khỏe của người dân./.

Minh Anh

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến...
11:29 - 22/11/2024
503 lượt xem

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường để chống béo phì?

Chính phủ đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với các sản phẩm nước giải khát có hàm lượng đường trên 5 g/100 ml, nhằm góp phần chống béo phì, bảo vệ...
11:19 - 22/11/2024
499 lượt xem

Phát hiện hơn 100 hài cốt khi thi công cống thoát nước ở Hà Nội

Trong quá trình đào mương thi công cống thoát nước ở Hà Nội, công nhân liên tục phát hiện những chiếc tiểu quách bên trong có hài cốt người. Đến nay, công...
17:35 - 21/11/2024
1,423 lượt xem

Chốt vé tuyến metro số 1 TP.HCM: 40.000 đồng/người/ngày đi không giới hạn

UBND TP.HCM vừa có Quyết định ban hành giá vé dịch vụ vận tải hành khách bằng tàu điện trên tuyến đường sắt đô thị số 1, Bến Thành - Suối Tiên (tuyến...
12:28 - 21/11/2024
1,074 lượt xem

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Mỗi ga dừng 5 phút, Hà Nội - TP.HCM đi 7 giờ chứ không thể 5,5 giờ?

Bộ Giao thông vận tải đã giải trình ý kiến nêu với 23 ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, mỗi ga dừng 5 phút, từ Hà Nội vào TP.HCM mất 7 giờ chứ không thể...
12:14 - 21/11/2024
1,068 lượt xem