240
/
62384
Vai trò người tiêu dùng trong “tẩy chay” thực phẩm bẩn
vai-tro-nguoi-tieu-dung-trong-tay-chay-thuc-pham-ban
news

Vai trò người tiêu dùng trong “tẩy chay” thực phẩm bẩn

Thứ 3, 19/06/2018 | 09:06:25
1,644 lượt xem

BGTV- Thời gian qua, bằng các biện pháp được triển khai từ truyền thông đến tăng cường kiểm tra giám sát và các chế tài xử phạt mạnh, nhiều vụ việc thực phẩm bẩn (TPB) bị phanh phui. Tuy nhiên để TPB không còn “đất sống”, vai trò của người dân là rất quan trọng trong việc phát hiện và công khai các trường hợp vi phạm.

Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là mối lo với toàn xã hội, do đó nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn vẫn luôn là mối quan tâm lớn của rất nhiều người tiêu dùng. Để có được thực phẩm an toàn thì cả chuỗi phải an toàn, từ chăn nuôi, trồng trọt, chế biến, lưu thông đến người sử dụng. Bất kỳ một quá trình nào trong chuỗi này mất an toàn đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Chị Lê Thị Loan (Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang) cho biết: “Tôi nghĩ hiện nay người tiêu dùng hoàn toàn có thể chủ động trong việc chọn lựa thực phẩm một cách tốt và an toàn, tuy không thể chính xác 100% nhưng cũng có thể sàng lọc và loại bỏ nguy cơ từ các nguồn thực phẩm không đảm bảo thông qua nguồn gốc xuất xứ, nơi sản xuất, có điều không ít người vẫn khá thờ ơ với chính sức khỏe của mình, sử dụng thực phẩm trôi nổi tràn lan, chỉ cần ngon mắt và rẻ là được, chính điều này khiến thực phẩm kém chất lượng vẫn có thể lưu hành trên thị trường”.

Người tiêu dùng hoàn toàn có thể tìm kiếm nguồn thực phẩm an toàn thông qua các địa chỉ bán hàng uy tín

Theo Nghị định 15/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, trong đó quy định rất rõ tăng cường công tác hậu kiểm, giảm tiền kiểm để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Đồng thời doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng phải nêu cao vai trò, trách nhiệm đảm bảo kinh doanh sản xuất để có thực phẩm sạch cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó vai trò của người tiêu dùng trong việc phát hiện, cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng về các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không đảm bảo an toàn thực phẩm cũng rất quan trọng.. Có thể thấy, dù không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối thực phẩm, song người tiêu dùng đồng thời có khả năng theo dõi, phản hồi về chất lượng thực phẩm đối với cơ quan chức năng.

Lâu nay, trước mỗi vụ việc thực phẩm bẩn bị phanh phui, bên cạnh là nạn nhân, nhiều người tiêu dùng vẫn “quên mất” mình còn có thể lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của những người xung quanh. Tuy nhiên vì tâm lý e ngại, né tránh, không ít sự vụ đã “chìm xuồng” bởi chính những người tiêu dùng chọn cách bỏ qua hoặc thờ ơ với chính những hoạt động kinh doanh thực phẩm mất an toàn xung quanh mình.

Người tiêu dùng hoàn toàn có thể lên tiếng phản ánh về chất lượng thực phẩm với cơ quan chức năng

Trong đề án “Đổi mới công tác tuyên truyền về VSATTP tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018 - 2020” UBND tỉnh Bắc Giang đã xây dựng nhằm nâng cao nhận thức của người quản lý; người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm về an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn. 

Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020: Từ 98% người quản lý, 95% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, 80% người tiêu dùng thực phẩm trở lên có kiến thức thực hành đúng về ATTP; 100% cán bộ quản lý ATTP các cấp, cộng tác viên ATTP ở tuyến xã, phường, thị trấn được tập huấn thường xuyên hàng năm để cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về VSATTP; tỷ lệ người có kiến thức, thực hành đúng về ATTP đối với đối tượng lãnh đạo quản lý đạt từ 95% trở lên, đối tượng trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm đạt từ 90% trở lên và đối tượng làm kinh doanh thực phẩm đạt từ 85% trở lên, đối tượng người tiêu dùng thực phẩm đạt từ 80% trở lên.

Để mục tiêu nâng cao nhận thức về vấn đề ATTP thật sự đạt hiệu quả, rất cần sự chung sức của cả cộng đồng vì mục tiêu chung đẩy lùi các hoạt động tiêu cực trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Người tiêu dùng, người sử dụng kiên quyết tẩy chay và từ chối sử dụng sản phẩm mất an toàn, kém chất lượng đã góp một phần quan trọng trong việc loại bỏ thực phẩm bẩn ra khỏi đời sống. Về phía các cơ quan chức năng cần có các cơ chế khuyến khích, bảo vệ người cung cấp thông tin về các cơ sở mất an toàn thực phẩm, có hệ thống cung cấp thông tin, sử dụng thông tin thông thoáng, kịp thời, không ra quân theo kiểu hình thức, đối phó. Chỉ với những giải pháp đồng bộ như vậy, vấn nạn TPB không còn là nỗi ám ảnh với người dân.

Minh Anh

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến...
11:29 - 22/11/2024
510 lượt xem

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường để chống béo phì?

Chính phủ đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với các sản phẩm nước giải khát có hàm lượng đường trên 5 g/100 ml, nhằm góp phần chống béo phì, bảo vệ...
11:19 - 22/11/2024
505 lượt xem

Phát hiện hơn 100 hài cốt khi thi công cống thoát nước ở Hà Nội

Trong quá trình đào mương thi công cống thoát nước ở Hà Nội, công nhân liên tục phát hiện những chiếc tiểu quách bên trong có hài cốt người. Đến nay, công...
17:35 - 21/11/2024
1,430 lượt xem

Chốt vé tuyến metro số 1 TP.HCM: 40.000 đồng/người/ngày đi không giới hạn

UBND TP.HCM vừa có Quyết định ban hành giá vé dịch vụ vận tải hành khách bằng tàu điện trên tuyến đường sắt đô thị số 1, Bến Thành - Suối Tiên (tuyến...
12:28 - 21/11/2024
1,082 lượt xem

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Mỗi ga dừng 5 phút, Hà Nội - TP.HCM đi 7 giờ chứ không thể 5,5 giờ?

Bộ Giao thông vận tải đã giải trình ý kiến nêu với 23 ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, mỗi ga dừng 5 phút, từ Hà Nội vào TP.HCM mất 7 giờ chứ không thể...
12:14 - 21/11/2024
1,077 lượt xem