4
/
86535
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xuất khẩu vải quả tươi sang Nhật Bản
chuan-bi-cac-dieu-kien-can-thiet-de-xuat-khau-vai-qua-tuoi-sang-nhat-ban
news

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xuất khẩu vải quả tươi sang Nhật Bản

Thứ 6, 14/02/2020 | 13:49:29
478 lượt xem

Nhật Bản đã chính thức mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang thị trường này trong niên vụ 2020 đang là tin mừng cho người trồng vải và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong nước.

Chú thích ảnhVườn vải U hồng của gia đình ông Lê Hồng Hải ở thôn Phúc Giới, xã Thanh Bính, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Ngay sau khi có hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Hải Dương đã khẩn trương hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xuất khẩu quả vải tươi sang thị trường Nhật Bản trong niên vụ này và các năm tiếp theo. 

Để chuẩn bị các điều kiện cần thiết đưa quả vải xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản trong năm 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương đã đề nghị UBND huyện Thanh Hà và thành phố Chí Linh là hai địa phương trồng vải trọng điểm của tỉnh thực hiện việc rà soát, đăng ký mới vùng trồng vải xuất khẩu năm 2020.

Theo đó, tỉnh yêu cầu các địa phương rà soát lại các vùng đã được cấp mã số vùng trồng vải xuất khẩu đi Mỹ, Australia và Liên minh châu Âu (EU) trong những năm trước; đồng thời, phối hợp với Chi Cục và Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, rà soát, chuẩn hóa lại những vùng trồng đã có mã số.

Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, các địa phương khi đăng ký mới các vùng trồng vải xuất khẩu đi Nhật Bản phải lưu ý diện tích đăng ký tối thiểu 5 ha/vùng mã số; tỷ lệ vải ra hoa tại vùng đăng ký cấp mã số đạt từ 70% trở lên; người dân có ý thức chấp hành tốt các quy định của vùng xuất khẩu vải đi Nhật, chấp hành nghiêm hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương đã phối hợp với các phòng trồng trọt và cơ quan chuyên môn cấp huyện để kiểm tra, rà soát, tổng hợp thông tin, báo cáo Cục Bảo vệ thực vật và mời chuyên gia xuống các vùng đăng ký để đánh giá, cấp mã số. Dự kiến sẽ hoàn thành việc cấp mã số vùng trồng trong tháng 2/2020.

Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều sang Nhật, Chi Cục Bảo vệ thực vật Hải Dương cũng đã gửi thông báo tới các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh. Theo đó, sẽ hỗ trợ tối đa cho những doanh nghiệp nào xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản một cách thuận lợi nhất; đồng thời, tổ chức kết nối doanh nghiệp với các vùng trồng, quản lý kiểm dịch thực vật cho vải trước khi xuất khẩu; hỗ trợ giám sát vùng trồng và các điều kiện cần thiết khác cho việc xuất khẩu vải sang Nhật Bản.

Cùng với đó, Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Dương cũng đề nghị các doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng với các vùng trồng tại Hải Dương và nắm được các quy định xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản thông báo địa điểm vùng trồng, diện tích, sản lượng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh Hải Dương, Cục Bảo vệ thực vật và hỗ trợ giám sát  dịch hại, phòng trừ sâu bệnh, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các hỗ trợ khác.

Chú thích ảnhThương lái thu mua vải Thanh Hà.

Nhận định việc Nhật Bản chọn Việt Nam là quốc gia đầu tiên được xuất khẩu quả vải tươi sang nước này đã mở ra cơ hội mới cho nông sản Hải Dương, đại diện Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Dương cho rằng, cùng với sự nỗ lực của cơ quan quản lý Nhà nước, sự quyết tâm của người nông dân cam kết sản xuất đúng quy trình hướng dẫn khắt khe của cơ quan chuyên môn thì cũng rất cần sự chủ động, tích cực vào cuộc của các doanh nghiệp. Có như vậy, việc thúc đẩy xuất khẩu quả vải mới thực sự đạt kết quả như mong muốn, khẳng định thương hiệu nông sản Việt với thị trường khó tính.

Hiện Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Dương cho biết, đơn vị này đã liên hệ và kết nối với một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tiềm năng. Bước đầu, đã có một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh như: Công ty cổ phần nông sản Hưng Việt (tỉnh Hải Dương), Công ty TNHH sản xuất và thương mại Rồng Đỏ và Công ty TNHH xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (TP Hồ Chí Minh)... rất quan tâm và đang tiến hành nắm bắt nhu cầu thị trường Nhật Bản, quảng bá sản phẩm và tìm kiếm đối tác ở Nhật Bản để chuẩn bị cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu về bảo quản, đóng gói vải xuất khẩu đúng quy định.

Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Dương cũng đang soạn quy trình hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân tại các huyện và tập huấn cho những hộ nông dân có mã số vùng trồng về việc xuất khẩu vải sang Nhật Bản. Trong quá trình chăm sóc, sẽ tiến hành giám sát nông dân và đến thời điểm thu hoạch sẽ lấy mẫu tại vườn và tại cơ sở đóng gói để phân tích nhằm kiểm soát các chỉ tiêu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước đó, cuối tháng 12/2019, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có văn bản gửi các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn về những thông tin yêu cầu đối với quả vải tươi xuất khẩu đi Nhật Bản và đối với vườn trồng hay việc kiểm dịch thực vật đối với quả vải xuất sang Nhật.

Theo đó, vườn trồng vải phải đảm bảo truy xuất nguồn gốc, phải được lập và lưu lại hồ sơ, nhật ký sản xuất và được cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, cấp mã số; vườn phải áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp đối với ruồi đục quả phương Đông. Các vườn phải tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cấm sử dụng, phải tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Các cơ sở đóng gói, xông hơi khử trùng quả vải xuất khẩu phải thực hiện theo quy định về kiểm dịch thực vật của Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản.

Hiện tỉnh Hải Dương có khoảng 10.000 ha vải, tập trung ở huyện Thanh Hà và thành phố Chí Linh; trong đó, trên 300 ha vải được chứng nhận VietGAP và trên 80% diện tích vải Hải Dương được sản xuất theo quy trình VietGAP. Đặc biệt, toàn tỉnh đã có 13 vùng trồng với diện tích gần 132 ha vải được cấp mã số đủ điều kiện xuất khẩu vải đi các thị trường Mỹ, Australia, EU. Những năm gần đây, có khoảng 10% sản lượng vải đi các thị trường khó tính như Anh, Pháp, Australia, Hàn Quốc và thậm chí đã xuất khẩu vải cấp đông sang thị trường Nhật Bản.


Theo Mạnh Minh (TTXVN)

https://baotintuc.vn/kinh-te/chuan-bi-cac-dieu-kien-can-thiet-de-xuat-khau-vai-qua-tuoi-sang-nhat-ban-20200214082820627.htm

  • Từ khóa

Sao chưa bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, máy lạnh?

Nhiều đại biểu Quốc hội, chuyên gia rất băn khoăn khi dự thảo sửa luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trình tại kỳ họp Quốc hội kỳ này vẫn chưa bỏ thu thuế tiêu...
07:25 - 25/11/2024
67 lượt xem

Vé xe khách Tết 2025 tăng 40 - 60%

Các bến xe khuyến khích nhà xe không tăng giá vé dịp Tết Nguyên đán, nhưng nếu phải điều chỉnh để bù chi phí xe chạy rỗng cũng không quá 40 - 60% so với...
18:48 - 24/11/2024
379 lượt xem

Lãi suất huy động bắt đầu 'nóng'

Tính từ đầu tháng 11 tới nay có hơn 10 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi, trong đó có cả những ngân hàng trong nhóm Big4.
09:23 - 24/11/2024
610 lượt xem

Giá vàng hôm nay 23.11.2024: Vàng tăng lên 5 triệu đồng/lượng

Sau 2 tuần giảm, giá vàng tuần qua đã tăng mạnh, khoảng 5 triệu đồng mỗi lượng vàng miếng SJC và vàng nhẫn. Một số dự báo trong tuần tới, giá vàng sẽ tiếp...
08:32 - 24/11/2024
615 lượt xem

Vietjet khai trương đường bay Hà Nội-Kuala Lumpur

Ngày 23/11, tại Kuala Lumpur (Malaysia), Vietjet chính thức khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Kuala Lumpur, góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại,...
16:57 - 23/11/2024
1,027 lượt xem