4
/
85108
Hai kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020
hai-kich-ban-cho-tang-truong-kinh-te-viet-nam-nam-2020
news

Hai kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020

Thứ 6, 10/01/2020 | 17:11:42
704 lượt xem

Tiến sỹ Đặng Đức Anh, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia đã đưa ra hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2020.

Hai kich ban cho tang truong kinh te Viet Nam nam 2020 hinh anh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: worldfinance.com)

Sáng 10/1, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia - NCIF (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức tọa đàm “Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2020” và đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020.

Phát biểu tại tọa đàm, tiến sỹ Đặng Đức Anh, Phó giám đốc NCIF đánh giá, kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp, các dự báo không có sự thống nhất về xu hướng diễn ra nhưng đều cho thấy, tăng trưởng của các đầu tàu kinh tế thế giới có xu hướng giảm.

“Bối cảnh quốc tế biến động phức tạp khi xung đột chính trị tiếp tục diễn biến phức tạp tác động đến giá hàng hóa thế giới. Cùng với đó là chính sách bảo hộ thương mại của các quốc gia tiếp tục gia tăng. Đặc biệt cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tác động sâu rộng đến tăng trưởng kinh tế và chuỗi giá trị toàn cầu,” ông Đặng Đức Anh phân tích.

Tuy nhiên, bối cảnh trong nước có nhiều thuận lợi như: kinh tế vĩ mô của Việt Nam được duy trì ổn định; thương mại được thúc đẩy thông qua thực hiện và tham gia của Việt Nam vào các hiệp định thương mại tự do. Sự đóng góp của các khu vực tư nhân ngày càng tăng trong khi đó, tiêu dùng trong nước tiếp tục là động lực với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.

Mặc dù vậy, theo ông Đặng Đức Anh, nền kinh tế Việt Nam cũng tiềm ẩn một số rủi ro, thách thức như động lực tăng trưởng từ khu vực chế biến, chế tạo đang có dấu hiệu chậm lại. Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung lao động do cạnh tranh từ các nhà đầu tư nước ngoài; lĩnh vực sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều rào cản, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bên cạnh đó, là các thách thức cho nền kinh tế đến từ các yêu tố khác như xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam đã đến ngưỡng và đang chịu tác động tiêu cực của xung đột thương mại. Rủi ro bị áp thuế quan cao đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Từ những phân tích trên, ông Đặng Đức Anh đưa ra các kịch bản tăng trưởng cho năm 2020. Thứ nhất là kịch bản cơ sở và theo đó, kinh tế thế giới tăng trưởng ở mức khá, tăng nhẹ so với năm 2019. Việt Nam tiếp tục tận dụng được cơ hội do xung đột thương mại trong gia tăng giá trị hàng xuất khẩu và thu hút đầu tư; nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019-2020; mặt bằng lãi suất, lạm phát ổn định; điều hành linh hoạt và kiểm soát tốt biến động tỷ giá.

Về kịch bản thấp, ông Đặng Đức Anh cho rằng kinh tế thế giới dự kiến tăng trưởng thấp hơn so với kịch bản cơ sở. Căng thẳng thương mại leo thang, các rào cản kỹ thuật gia tăng. Khu vực nông nghiệp chịu tác động tiêu cực do dịch bệnh và biến đổi khí hậu. Đầu tư nước ngoài và phát triển khu vực tư nhân không bù đắp được sự sụt giảm của khu vực chế biến chế tạo.

Ông Đặng Đức Anh đưa ra mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 ở kịch bản cơ sở là 7,01%. Còn ở kịch bản thấp mức tăng GDP là 6,76%.

Tiến sỹ Đặng Đức Anh cũng đưa ra một số khuyến nghị là cần đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh một cách thực chất, hiệu quả hơn. Đồng thời, Việt Nam đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành và nội ngành dựa vào lợi thế so sánh và tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ. Đặc biệt, Chính phủ, các bộ, ngành có giải pháp thúc đẩy phát triển một số ngành có sức lan tỏa lớn hoặc còn nhiều dư địa như công nghệ thông tin, viễn thông; sản xuất phần mềm, công nghiệp chế biến nông, lâm thủy sản, năng lượng, du lịch…

Ngoài ra, ông Đặng Đức Anh cho rằng cần theo dõi chặt chẽ tình hình biến động kinh tế-địa chính trị thế giới để có những phản ứng ngắn hạn phù hợp; tìm kiếm khả năng mở rộng các thị trường cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là nông, thủy sản…

Nhận xét về một năm thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Việt Nam, tiến sỹ Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia đánh giá, việc tham gia CPTPP giúp Việt Nam tăng xuất khẩu vào các nước tham gia CPTPP. Dự kiến CPTPP sẽ giúp GDP của Việt Nam đạt thêm 1,7 tỷ USD…

Ông Trần Toàn Thắng cho rằng những công việc cần làm trong thời gian tới là tiếp tục nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy gia tăng các động lực tăng trưởng mới. Cùng với đó, tận dụng hiệu quả các cơ hội từ hội nhập quốc tế, từ xu thế phát triển khoa học công nghệ và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư…

Trên cơ sở các chuyên đề được trình bày tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung đánh giá nền tảng kinh tế Việt Nam trong năm 2020, xem xét các yếu tố trong và ngoài nước nhiều khả năng tác động đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn tới. Nhất là việc tham gia ký kết và thực hiện các FTA thế hệ mới, đặc biệt là CPTPP và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ mang lại nhiều cơ hội và thách thức, có tác động sâu, rộng tới nền kinh tế Việt Nam./.

Theo Quang Toàn (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/hai-kich-ban-cho-tang-truong-kinh-te-viet-nam-nam-2020/617828.vnp

  • Từ khóa

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Gạo Việt Nam chiếm gần 80% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong 10 tháng năm 2024 và vẫn giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị...
20:51 - 01/11/2024
114 lượt xem

Bộ Công Thương: Sẽ chặn cửa các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới vi phạm

Nếu quá thời hạn mà các sàn vẫn chưa hoàn tất hồ sơ, Bộ Công Thương có thể áp dụng các biện pháp quản lý nghiêm ngặt như xem xét chặn truy cập từ Việt Nam...
16:20 - 01/11/2024
232 lượt xem

9 tháng, lợi nhuận của Vietnam Airlines đạt gần 6.300 tỷ đồng

Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết, nhờ khôi phục toàn bộ mạng bay nội địa và hầu hết các đường bay quốc tế, mở thêm các đường bay mới cùng hoạt...
14:30 - 01/11/2024
272 lượt xem

Giá vàng hôm nay 1.11.2024: Vàng nhẫn bốc hơi nửa triệu đồng sau một đêm

Giá vàng nhẫn quay đầu đi xuống trong khi vàng miếng SJC tiếp tục đứng yên bất chấp thế giới sụt giảm.
09:18 - 01/11/2024
403 lượt xem

Hàn Quốc ký hợp đồng dầu khí với Kuwait giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông

Hàn Quốc ngày 31.10 vừa ký thỏa thuận chiến lược về dự trữ dầu thô với Kuwait để lưu trữ 4 triệu thùng dầu của quốc gia Trung Đông này tại thành phố công...
09:02 - 01/11/2024
400 lượt xem