Mới đây, tại một cuộc họp, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho rằng, tình trạng chăn nuôi vượt quá nhu cầu của thị trường là… do lỗi của Tổng cục Thống kê đã tính sai vòng đời con gà trong 1 năm.
>>1 kg thịt gà giá bằng một bó rau: Cần phải cân đối lượng gà ngoại nhập?
>>Đồng Nai: Rớt giá, thịt gà có giá bằng rau muống
Mới đây, tại một cuộc họp, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho rằng, tình trạng chăn nuôi vượt quá nhu cầu của thị trường là… do lỗi của Tổng cục Thống kê đã tính sai vòng đời con gà trong 1 năm.
Giá gà công nghiệp giảm mạnh do số lượng vượt quá nhu cầu thị trường. Ảnh: PV
Giá gà công nghiệp "rớt đáy"
Giá gà công nghiệp liên tục giảm từ đầu năm đến nay và đến tháng 9/2019, giá gà đã giảm đến mức đáng báo động. Theo ông Lê Văn Quyết - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, giá gà trắng nuôi công nghiệp hiện chỉ ở mức từ 13.000 đến 14.000 đồng/kg. Với giá bán này, người nuôi đang lỗ từ 10.000 đến 12.000 đồng/kg.
Tại các tỉnh phía Bắc, giá gà công nghiệp cũng giảm xuống chỉ còn từ 19.000-21.000 đồng/kg.
Mặc dù giá gà lông ở mức rất thấp, nhưng đến thời điểm này, giá thịt gà công nghiệp trên thị trường cả nước vẫn ở mức 65.000 đồng/kg (nguyên con); thịt đùi, cánh gà công nghiệp: 90.000 đồng/kg, thịt lườn: 50.000 đồng/kg. Với mức giá này, thương lái vẫn lãi đậm trong khi người chăn nuôi thua lỗ nặng nề.
Hoạch định sai, do lỗi của Tổng cục Thống kê?
Theo Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam, giá gà “rớt thảm” là do lượng thịt gà nhập khẩu tăng cao từ đầu năm đến nay.
TS Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết: Hiệp hội đã làm việc với các ngành liên quan và có số liệu chính xác là số lượng thịt gia cầm nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2019 là 98.462 tấn tăng so với cùng kỳ năm ngoái hơn 4 lần. Đây là một sự tăng trưởng đột biến và là nguyên nhân khiến việc tiêu thụ gà trong nước gặp khó khăn lớn.
Tuy nhiên, từ các nguồn thông tin đa chiều, tình trạng giá gà liên tục lao dốc chủ là do “cung” vượt “cầu”, khi số lượng gà công nghiệp chăn nuôi đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ của thị trường; trong khi đó, lượng thịt gà ngoại vẫn tiếp tục được nhập về.
Theo ông Nguyễn Văn Ngọc - Phó chủ tịch Hiệp hội Gia cầm miền Đông, giá gà giảm là do giới chăn nuôi nhận định sai. Khi dịch tả lợn Châu Phi hoành hành, giới chăn nuôi gà cho rằng nhiều người sẽ không ăn thịt heo, chuyển sang thịt gà nên ồ ạt tăng đàn; mỗi tuần khu vực phía Nam xuất chuồng đến 2,5 triệu con gà, trong khi thời điểm bình thường chưa tới 2 triệu con.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cũng xác nhận, do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi nên nhiều hộ chăn nuôi lợn trước đây đã chuyển sang nuôi gà làm tổng đàn tăng nhanh. Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho thấy, hiện đàn gà của địa phương này đạt gần 25 triệu con, tăng gần 17% so với thời điểm tháng 4/2019.
Còn theo nhiều hộ chăn nuôi, lỗi một phần thuộc về Cục Chăn nuôi, khi cục này khuyến khích người chăn nuôi tăng đàn để bù vào lượng thịt lợn thiếu hụt do dịch tả lợn Châu Phi.
Người chăn nuôi có thể tính được tổng lứa gà trong một năm, chứ không bị động phụ thuộc vào nhận định hay thống kê của Tổng cục Tống kê, nên đổ lỗi do Tổng cục Thống kê tính sai. khiến lượng gà vượt cầu là không công bằng.
Tuy nhiên, về phía mình, Cục Thống kê cũng nên xem xét lại cách tính tổng số lứa gà trong 1 năm cho sát thực tế.
Theo L.V/Lao động