4
/
78227
'Cửa chính' gặp rào, 'lối nhỏ' siết mạnh, đường khó của thế mạnh Việt
cua-chinh-gap-rao-loi-nho-siet-manh-duong-kho-cua-the-manh-viet
news

'Cửa chính' gặp rào, 'lối nhỏ' siết mạnh, đường khó của thế mạnh Việt

Thứ 6, 23/08/2019 | 09:32:18
829 lượt xem

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc có chiều hướng giảm mạnh bởi thị trường 1,4 tỷ dân này đang siết chặt nhập khẩu tiểu ngạch. Dự báo, Trung Quốc còn áp dụng những quy định, yêu cầu khắt khe hơn nữa với trái cây nhập khẩu.

Trung Quốc siết đường vào, hàng vạn dân Việt gặp khó

Làm ăn với Trung Quốc, dấu hiệu cảnh báo đáng lo cho Việt Nam

Xuất khẩu sang Trung Quốc quay đầu giảm mạnh

Những năm gần đây, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam lớn nhất tính cả đường xuất khẩu chính ngạch và hoạt động biên mậu. Đặc biệt, với rau quả Việt Nam xuất khẩu có thể khẳng định Trung Quốc là thị trường trọng yếu. Song, giá trị xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường 1,4 tỷ dân năm nay có chiều hướng giảm mạnh.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 7 vừa qua, xuất khẩu rau quả đạt 247 triệu USD, giảm 27,8% so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hàng rau quả đạt 2,3 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Đáng chú ý, xuất khẩu rau quả sang các thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Hong Kong, Đài Loan, Úc đều tăng mạnh thì xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 7 chỉ đạt 144 triệu USD, giảm tới 44,2%. Tính lũy kế 7 tháng, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 1,6 tỷ USD, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Nguyên nhân được nhận định là phía Trung Quốc đang tăng cường siết chặt hoạt động nhập khẩu qua đường tiểu ngạch khiến hàng loạt mặt hàng qua củ quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này bị ảnh hưởng.

'Cửa chính' gặp rào, 'lối nhỏ' siết mạnh, đường khó của thế mạnh Việt

Nhiều loại quả, trong đó có quả sâu riêng đang gặp khó khăn khi xuất khẩu sang Trung Quốc

Thực tế, từ đầu năm đến nay, nhiều loại trái cây Việt gặp khó khăn khi xuất sang Trung Quốc, thậm chí có loại còn bị thị trường này “cấm cửa” dẫn đến tình trạng giá giảm thê thảm, nông dân ôm lỗ nặng.

Đơn cử, cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm nay, do Trung Quốc không thua mua, dứa tại Lào Cai vào vụ thu hoạch rớt giá mạnh, chỉ còn 1.800-2.000 đồng/kg, bà con trồng dứa phải tự chở dứa đi bán lẻ khắp quốc lộ, vớt vát vài đồng vốn liếng.

Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Nguyễn Văn Hùng - Chi cục Trồng trọt bảo vệ thực vật Lào Cai, cho biết, những năm trước dứa ở Lào Cai chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Giá thương lái tới tận ruộng thu mua luôn ở mức 4.000-5.000 đồng/kg, thời điểm trái vụ giá lên tới 6.000 đồng/kg. Song, năm nay dứa không xuất được sang Trung Quốc, bởi nước này siết chặt nhập tiểu ngạch, trong khi dứa chưa được xuất chính ngạch vào thị trường này.

Tháng 5, nông dân Lai Châu cũng gặp khó khi tiêu thụ chuối bởi phía Trung Quốc siết chặt yêu cầu truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

Tương tự, vì chưa xuất khẩu được chính ngạch nên mặt hàng sầu riêng cũng vướng mắc khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Cuối năm 2018, tại Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, vào vụ thu hoạch sầu riêng đã giảm mất nửa giá so với trước đó, xuống còn 30.000-40.000 đồng/kg.

Sắp tới còn khó khăn hơn

Theo Hiệp hội rau quả, xuất khẩu rau quả những tháng cuối 2019 tiếp tục đối mặt khó khăn do kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang gây tâm lý lo ngại cho hoạt động thương mại và đầu tư. Ngoài ra, Trung Quốc ngày càng khắt khe trong chính sách xuất nhập khẩu, nếu không thay đổi cách làm thì xuất khẩu sang thị trường này khó cải thiện.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) từng cho biết, tháng 5/2018, phía Trung Quốc phát đi thông tin về việc siết chặt quy định nhập khẩu với trái cây Việt Nam qua cả kênh chính thức lẫn các kênh khác như chủ hàng.

'Cửa chính' gặp rào, 'lối nhỏ' siết mạnh, đường khó của thế mạnh Việt

Mới chỉ có 9 loại quả Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc

Cụ thể, để xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này phía Trung Quốc yêu cầu sản phẩm để truy xuất nguồn gốc phải được cấp mã số vùng trồng và cấp mã số cơ sở đóng gói. Còn với xuất khẩu tiểu ngạch là nhằm để kiểm soát chất lượng, bởi ngay tại Trung Quốc cũng yêu cầu nâng cao về an toàn thực phẩm. 

Ở góc độ nhất định, ông Dương cho rằng điều này cũng tốt cho sản xuất của Việt Nam, đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng, quan tâm hơn tới việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, canh tác,... Người trồng cần hình thành tư duy rằng, phải sản xuất hàng hoá theo yêu cầu của thị trường.  

Tính đến nay mới có 9 loại quả của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Theo ông Dương, từ đầu năm đến nay, về cơ bản lượng xuất khẩu các loại quả trên sang thị trường Trung Quốc vẫn nhiều, vì phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu đều nắm bắt được những thông tin phía Trung Quốc yêu cầu. Tuy nhiên, khó khăn tập trung chủ yếu ở một số loại trái cây vốn có lượng xuất khá lớn sang Trung Quốc nhưng lại chưa được cấp phép xuất khẩu chính ngạch nên không thể xuất đi.

Ví dụ điển hình như sầu riêng - loại quả hầu như chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc, và thị trường này cũng cực kỳ ưa chuộng, song do chưa được vào diện xuất chính ngạch nên rất khó khăn.

Ông Dương cũng cho biết, hiện với trái cây xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, phía Trung Quốc cho phép Việt Nam tự làm, tự đánh giá, tự cấp mã số cơ sở đóng gói. Họ chỉ thông qua mã số chứ chưa tiến hành kiểm tra hay làm bất cứ động thái gì khác.

Tuy nhiên, khả năng cao Trung Quốc sẽ dần nâng yêu cầu lên kèm theo các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể, thậm chí sang kiểm tra thực tế. Nếu làm không đúng như yêu cầu, tiêu chuẩn thì phía Trung Quốc cho sẽ cho dừng lại các mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói không đạt. Điều này, phía Cục Bảo vệ thực vật đã cảnh báo tất cả các tỉnh, đừng nghĩ cấp xong là xong. 

Việc cần làm hiện nay là tiếp tục chủ động rà soát những diện tích đã cấp mã số vùng trồng; tổ chức sản xuất, đánh giá, hướng dẫn bà con sản xuất, cấp chứng nhận VietGAP. Bên cạnh đó, cần có chính sách thúc đẩy nông dân liên kết thành từng nhóm, tổ, hợp tác xã để sản xuất hàng hóa không chỉ bán sang thị trường Trung Quốc mà cả các nước phát triển. 

Theo Tâm An/VietNamNet

  • Từ khóa

Lãi suất huy động bắt đầu 'nóng'

Tính từ đầu tháng 11 tới nay có hơn 10 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi, trong đó có cả những ngân hàng trong nhóm Big4.
09:23 - 24/11/2024
107 lượt xem

Giá vàng hôm nay 23.11.2024: Vàng tăng lên 5 triệu đồng/lượng

Sau 2 tuần giảm, giá vàng tuần qua đã tăng mạnh, khoảng 5 triệu đồng mỗi lượng vàng miếng SJC và vàng nhẫn. Một số dự báo trong tuần tới, giá vàng sẽ tiếp...
08:32 - 24/11/2024
119 lượt xem

Vietjet khai trương đường bay Hà Nội-Kuala Lumpur

Ngày 23/11, tại Kuala Lumpur (Malaysia), Vietjet chính thức khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Kuala Lumpur, góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại,...
16:57 - 23/11/2024
504 lượt xem

Giá USD tăng cao nhất trong năm

Tỷ giá đang chịu nhiều sức ép vào thời điểm cuối năm. Giá USD trong ngân hàng tăng cao ở mức kịch trần cho phép còn đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế...
08:57 - 23/11/2024
680 lượt xem

Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ, Hàn Quốc đứng ngồi không yên

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên các ngành công nghiệp và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc.
20:04 - 22/11/2024
981 lượt xem