4
/
77351
Bánh Trung thu handmade sẽ được “ưu tiên” kiểm tra chất lượng
banh-trung-thu-handmade-se-duoc-uu-tien-kiem-tra-chat-luong
news

Bánh Trung thu handmade sẽ được “ưu tiên” kiểm tra chất lượng

Thứ 3, 06/08/2019 | 07:30:45
1,216 lượt xem

Các loại bánh Trung thu sản xuất theo phương thức cổ truyền, tự làm không công bố chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ được chú ý kiểm tra.

Từ nhiều năm nay, bánh Trung thu tự làm (bánh handmade) đã xuất hiện và chinh phục được lượng khách hàng không nhỏ, nhất là giới trẻ bởi mẫu mã lạ, bắt mắt. Dù không được chứng nhận chất lượng nhưng sản phẩm này đã tạo ra được một thị trường không kém phần sôi động. Mạng xã hội đang là mảnh đất màu mỡ cho sản phẩm này phát triển.

Hầu hết bánh Trung thu handmade được bán trên thị trường hiện nay đều không ghi rõ ngày sản xuất và hạn sử dụng. Chủ nhân các sản phẩm này đều đảm bảo bánh được làm từ nguyên liệu tự nhiên, không chất bảo quản hay phụ phẩm công nghiệp. Bánh cũng được quảng cáo là “số lượng có hạn” hay “đã có người đặt mua hết” tạo nên cơn sốt “cháy hàng”

Tuy nhiên theo các chuyên gia chuyên ngành thực phẩm, bánh Trung thu handmade dù được làm theo phương pháp thủ công truyền thống, nhưng nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc thì sẽ rất khó đảm bảo an toàn vệ sinh một cách toàn diện, trong khi nhiều nguyên phụ liệu làm bánh, quy trình làm bánh hoàn toàn không được kiểm soát và giám sát bởi một cơ quan hay tổ chức nào.

kiem tra chat banh trung thu co truyen, banh handmade hinh 1

Chưa cơ quan, tổ chức nào công nhận chất lượng bánh Trung thu handmde

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm cho biết, để làm ra một chiếc bánh Trung thu cần rất nhiều loại nguyên liệu thực phẩm, trong khi bánh được chế biến với nhiều công đoạn khác nhau từ thủ công đến máy móc công nghiệp tại hộ gia đình, quy mô nhỏ lẻ.

Do bánh Trung thu handmade hạn sử dụng ngắn nên khả năng có các hóa chất độc hại (như chất bảo quản, hóa chất bảo vệ thực vật… ) có thể không cao nhưng do làm thủ công vẫn nên có thể có nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh (nấm mốc, nấm men, tụ cầu, tả, lỵ, thương hàn, ký sinh trùng...)

Để góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng dịp Tết Trung thu năm 2019, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mới có yêu cầu Cục QLTT các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch chuyên đề kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp trước, trong và sau Tết Trung thu.

Theo đó, Cục QLTT các tỉnh, thành phố sẽ kiểm tra việc vận chuyển, sản xuất, kinh doanh các nguyên liệu làm bánh trung thu như nhân bánh, mứt bí, hạt dưa, lạp xường, nước đường, mỡ, trứng muối… để kịp thời ngăn chặn các hành vi nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm trên địa bàn được phân công quản lý.

Đặc biệt lưu ý kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh trung thu quy mô lớn, đầu mối cung cấp, địa điểm tập kết nguồn hàng. Nếu phát hiện các trường hợp vi phạm không thuộc địa bàn quản lý thì chủ động phối hợp xử lý hoặc báo cáo để kịp thời tổ chức kiểm tra, ngăn chặn và xử lý triệt để.

Cục QLTT các tỉnh, thành phố khu vực biên giới và các tỉnh thành phố dọc theo tuyến vận chuyển từ biên giới vào nội địa có phương án kiểm tra đột xuất, ngăn chặn và xử lý vi phạm về vận chuyển, kinh doanh các loại nhân bánh làm sẵn, bánh trung thu giá rẻ, bánh nghi ngờ có nguồn gốc từ nước ngoài nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Tăng cường quản lý địa bàn, lập danh sách các cơ sở sản xuất bánh trung thu và chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn kiểm tra điều kiện chung về an toàn thực phẩm như điều kiện vệ sinh cơ sở sản xuất, nhà xưởng, điều kiện trang thiết bị dụng cụ, đặc biệt là các cơ sở sản xuất tự phát, hoạt động không phép, không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất.

Theo ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng Cục QLTT, dịp này lực lượng các tỉnh, thành phố sẽ tăng cường công tác hậu kiểm ATTP đối với mặt hàng bánh Trung thu, thông qua việc lấy mẫu bánh lưu thông trên thị trường, gửi các đơn vị kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn và tiêu chuẩn tương ứng.

“Cục QLTT các tỉnh, thành phố sẽ chú ý kiểm tra các loại bánh Trung thu được sản xuất theo phương thức cổ truyền, bánh trung thu tự làm không công bố chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ”, ông Linh cho biết.

Bên cạnh đó, Cục QLTT các tỉnh, thành phố sẽ phối hợp với các cơ quan trên địa bàn kiểm tra các cơ sở kinh doanh, bày bán bánh Trung thu về hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hoá, việc thực hiện các quy định về ghi nhãn, niêm yết giá, quảng cáo, khuyến mại và việc chấp hành các quy định về điều kiện bảo quản, điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ.

Kiểm soát việc thu hồi và xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng được bán giảm giá, khuyến mại hoặc tái sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm khác gây mất an toàn trong quá trình sử dụng./.

Theo Nguyễn Quỳnh/VOV.VN

  • Từ khóa

Lãi suất huy động bắt đầu 'nóng'

Tính từ đầu tháng 11 tới nay có hơn 10 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi, trong đó có cả những ngân hàng trong nhóm Big4.
09:23 - 24/11/2024
162 lượt xem

Giá vàng hôm nay 23.11.2024: Vàng tăng lên 5 triệu đồng/lượng

Sau 2 tuần giảm, giá vàng tuần qua đã tăng mạnh, khoảng 5 triệu đồng mỗi lượng vàng miếng SJC và vàng nhẫn. Một số dự báo trong tuần tới, giá vàng sẽ tiếp...
08:32 - 24/11/2024
173 lượt xem

Vietjet khai trương đường bay Hà Nội-Kuala Lumpur

Ngày 23/11, tại Kuala Lumpur (Malaysia), Vietjet chính thức khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Kuala Lumpur, góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại,...
16:57 - 23/11/2024
552 lượt xem

Giá USD tăng cao nhất trong năm

Tỷ giá đang chịu nhiều sức ép vào thời điểm cuối năm. Giá USD trong ngân hàng tăng cao ở mức kịch trần cho phép còn đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế...
08:57 - 23/11/2024
737 lượt xem

Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ, Hàn Quốc đứng ngồi không yên

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên các ngành công nghiệp và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc.
20:04 - 22/11/2024
1,037 lượt xem