4
/
66035
Các ngân hàng Trung Quốc có thể đã bơm thêm 110 tỷ USD vào nền kinh tế
cac-ngan-hang-trung-quoc-co-the-da-bom-them-110-ty-usd-vao-nen-kinh-te
news

Các ngân hàng Trung Quốc có thể đã bơm thêm 110 tỷ USD vào nền kinh tế

Thứ 2, 08/10/2018 | 08:01:30
610 lượt xem

Giới chức Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy nền kinh tế có dấu hiệu trì trệ do ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc - PBOC. Ảnh: Bloomberg 

Theo Bloomberg, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa thông báo quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với các ngân hàng thương mại nước này, lần thứ tư trong năm nay. Một động thái được giới chuyên gia đánh giá để thúc đẩy nền kinh tế trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ ngày một leo thang. 

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh giảm một điểm phần trăm, có hiệu lực từ ngày 15/10. Ước tính khoảng 1.200 tỷ NDT (175 tỷ USD) sẽ được giải phóng thông qua quyết định này, trong đó các ngân hàng thương mại sẽ sử dụng 450 tỷ NDT (khoảng 65 tỷ USD) để thanh toán các khoản nợ trung hạn, phần còn lại có thể được đẩy vào nền kinh tế.

Phản ứng trước đà sụt giảm của kinh tế Trung Quốc do chính sách hạn chế vay nợ của Bắc Kinh và chiến tranh thương mại với Mỹ, Ngân hàng Trung ương nước này đã áp dụng một chính sách tiền tệ linh hoạt, mặc dù đồng nhân dân tệ liên tục giảm. 

"Chính sách tiền tệ của Trung Quốc vẫn đang ưu tiên các vấn đề kinh tế trong nước, mặc dù cuộc chiến thương mại tiếp tục leo thang và Cục dự trữ liên bang Mỹ nâng dần lãi suất", Ming Ming, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về thu nhập của Citic Securities tại Bắc Kinh cho biết. "Việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể giúp giảm bớt khó khăn tình hình tài chính của nước này", Ming nói.

Trong tuyên bố được phát đi cùng ngày, PBOC cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục áp dụng một chính sách tiền tệ thận trọng, trung lập và việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ sẽ không dẫn tới áp lực lên nhân dân tệ. 

Theo Wang Tao tại UBS Group AG, thanh khoản gia tăng sẽ hỗ trợ hoạt động cho vay và tín dụng ngân hàng nói chung của Trung Quốc. Không giống như các công cụ hỗ trợ thanh khoản trung hạn của PBOC, động thái cắt giảm dự trữ bắt buộc lần này là một tín hiệu nới lỏng chính sách mạnh mẽ hơn và có thể hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư, vốn đã chịu trạng thái tiêu cực trong thời gian gần đây.

Theo Minh Sơn/ Vnexpress

  • Từ khóa

Bộ Tài chính lý giải giá vé máy bay tăng cao có phải do thuế, phí?

Bộ Tài chính đã nêu rõ thẩm quyền trong việc quản lý nhà nước về giá và ban hành quy định giá dịch vụ chuyên ngành hàng không, giá dịch vụ vận chuyển hành...
18:35 - 04/05/2024
1 lượt xem

Phải làm gì đó khi giá cả nhấp nhổm

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong tháng 4 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo nhận định của giới...
15:19 - 04/05/2024
93 lượt xem

Chuẩn bị kỹ để thực hiện cải cách tiền lương, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Chỉ đạo cải cách tiền lương được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4-2024 vào sáng 4-5.
15:16 - 04/05/2024
88 lượt xem

Nền kinh tế phục hồi, tăng trưởng tích cực

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô 4 tháng cơ bản ổn định, nền...
12:50 - 04/05/2024
140 lượt xem

Ngành thuế muốn cấm mua bán vàng bằng tiền mặt

Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trình cấp thẩm quyền quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch mua bán...
09:05 - 04/05/2024
243 lượt xem