4
/
57054
“Ngã ngửa” vì CRV tăng giá trăm triệu; 600 xe sang BMW quay đầu về Đức
nga-ngua-vi-crv-tang-gia-tram-trieu-600-xe-sang-bmw-quay-dau-ve-duc
news

“Ngã ngửa” vì CRV tăng giá trăm triệu; 600 xe sang BMW quay đầu về Đức

Chủ nhật, 14/01/2018 | 13:07:17
967 lượt xem

Tuần qua, thị trường xe hơi Việt Nam chứng kiến nhiều thông tin trái chiều, bên cạnh sự ra mắt của mẫu xe mới CRV của Honda, người tiêu dùng đã tỏ ra khá thất vọng vì mức giá mẫu xe ăn khách này có giá khá “mắc”. Tuy nhiên, thông tin chiều lòng người dùng Việt được đưa ra là 600 chiếc xe hạng sang BMW nằm phơi nắng mưa tại cảng Sài Gòn gần 1 năm trời sẽ buộc phải quay trở lại Đức, và không được bán tại Việt Nam.

Giảm giá vẫn khó bán, hàng loạt hãng xe hụt doanh số

Liên tiếp giảm giá trong năm 2017 để đón khách, thậm chí nhiều hãng tuyên bố cắt lãi để bán xe tại Việt Nam, tuy nhiên ghi nhận thời điểm cuối năm 2017, doanh số bán xe du lịch toàn thị trường giảm 15%. Riêng xe lắp ráp trong nước giảm 19% so với cùng kỳ năm trước, khiến nhiều đại gia ô tô, nhà nhập khẩu, phân phối gặp khó hoặc ôm hận.

Nhiều hãng giảm giá để đón khách nhưng vẫn khó bán xe

Nhiều hãng giảm giá để đón khách nhưng vẫn khó bán xe

Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), cùng chung đà suy thoái ấy, dù xe lắp ráp trong nước năm 2017 giảm giá rất mạnh nhưng không cứu được một năm làm ăn không thuận lợi khi chứng kiến doanh số tụt giảm mạnh nhất trong các phân khúc xe tại Việt Nam là 19%.

Thị trường xe lắp ráp trong nước năm 2017 có doanh số bán ra đạt khoảng 195.000 chiếc, giảm hơn 34.000 chiếc so với cùng kỳ năm trước. Đáng nói, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam đều ghi nhận sự sụt giảm doanh số trong tháng 12/2017 so với cùng kỳ năm trước. Nhiều nhất là các dòng xe của Fiat, Ssangyoung, PMC khi năm 2017 giảm 100% lượng bán; TCIEV - liên doanh lắp ráp dòng xe Nissan tại Việt Nam cũng ghi nhận việc giảm doanh số hơn 93% từ mức tiêu thụ gần 450 xe trong tháng 12/2016, nay chỉ còn 30 xe.

Một doanh nghiệp khác là Suzuki cũng ghi nhận doanh số giảm mạnh 47%, khi tiêu thụ chỉ hơn 360 chiếc, chưa bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, ông lớn xe hơi tại thị trường Việt Nam Honda cũng ghi nhận giảm 51% doanh số bán ra.

Theo VAMA, hết năm 2017, hầu hết các doanh nghiệp xe hơi Việt đều giảm doanh số, trong đó Mekong doanh nghiệp nhập khẩu phân phối các dòng xe Fiat, Ssangyoung, PMC giảm doanh số mạnh nhất hơn 85%, Lexus ghi nhận giảm doanh số bán ra 43%...

Honda CRV 2018 tăng giá 200 triệu đồng, khách Việt “ngã ngửa”

Trái ngược với xu hướng giảm giá mẫu xe ăn khách đời 2016 - 2017, xe Honda CRV đời 2018 với thiết kế 7 chỗ ngồi đã nâng giá bán lên so với phiên bản cũ khoảng hơn 200 triệu đồng, đạt ngưỡng 1,25 tỷ đồng/chiếc.

Mẫu xe ăn khách gây thất vọng vì giá bán mới

Mẫu xe ăn khách gây thất vọng vì giá bán mới

Với mức giá công bố này, Honda đang khiến nhiều người tiêu dùng thất vọng bởi trước đó nhiều người kỳ vọng giá của chiếc xe ăn khách nhiều người Việt tin mua chỉ đạt ngưỡng cao nhất 1,1 tỷ đồng, phù hợp với mức giá mà hãng xe bán ra tại thị trường Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Hiện Honda vẫn chưa đưa ra bất cứ lời bình luận nào về giá của chiếc CRV mới khi tăng hơn 200 triệu đồng so với mẫu cũ. Tuy nhiên, theo nhiều đại lý phân phối nguyên nhân chính ảnh hưởng tới đợt tăng giá bán lần này của Honda Việt Nam nằm ở những vướng mắc về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô được quy định trong Nghị định 116.

Tại đây, các xe có cùng chủng loại, chung dòng, năm sản xuất được nhập về cùng đợt, được chia thành nhiều lô sẽ bị kiểm tra từng lô một. Ngoài ra, nhà nhập khẩu bắt buộc phải cung cấp giấy chứng nhận kiểu loại của nhà sản xuất cho các mẫu xe cho cơ quan chức năng.

Các DN, liên doanh của Nhật Bản thời gian vừa qua cũng cho biết: những vướng mắc về thủ tục nhập xe có thể đội chi phí 10.000 USD/mỗi lô xe nhập về (200 triệu đồng). Điều này có thể đội thêm giá đối với xe mới.

Tuy nhiên, lý giải này chưa thuyết phục bởi bắt đầu từ ngày 1/1/2018, thuế nhập khẩu xe hơi mới từ ASEAN, trong đó có Thái Lan, Indonesia thay vì 30% như năm 2017 đã được giảm về 0%, tương đương giá nhập xe có thể được giảm rất mạnh, người tiêu dùng trông chờ vào giá xe được giảm thực tế hơn nhiều song dường như trên thị trường chưa có chiếc xe nhập miễn thuế được bán dù tháng 01 năm 2018 đã trôi qua nửa tháng.

Chặt đứt hy vọng, xe mới sẽ hết thời giảm giá?

Ngoài các cơ chế thắt chặt của Nghị định 116 đã được nói nhiều trong thời gian vừa qua, tin không vui trong tuần qua đối với thị trường và người tiêu dùng ô tô là Bộ Tài chính đã "bác" đề xuất không tính thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với phần giá trị gia tăng trong nước của ô tô Việt. Thông tin này ngay lập tức dội gáo nước lạnh vào niềm tin của người tiêu dùng về kịch bản: Giá xe năm 2018 sẽ giảm đi do bỏ thuế và thị trường cạnh tranh.

Hàng loạt thông tin không vui có thể khiến giá xe trong nước và nhập khẩu khó giảm thêm

Hàng loạt thông tin không vui có thể khiến giá xe trong nước và nhập khẩu khó giảm thêm

Lý do việc bác đề xuất sửa đổi ưu đãi thuế của Bộ Công Thương được Bộ Tài chính cho hay là sẽ phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, dẫn đến vi phạm cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Việc "bác" thẳng thừng đề xuất giảm thuế TTĐB đối với phần giá trị gia tăng trong nước của Bộ Tài chính đồng nghĩa thông điệp mạnh mẽ gửi đến doanh nghiệp ô tô là sẽ không có sự ưu ái để tạo lợi thế cạnh tranh, từ đây có thể khiến các liên doanh trong nước giảm sản lượng, cơ cấu lại sản xuất và khó giảm giá.

Ngoài ra, trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuế Giá trị gia tăng (VAT), thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế TTĐB... (gọi chung là 5 luật thuế), Bộ Tài chính giải thích lý do tăng thuế TTĐB đối với xe bán tải (pick-up).

Lý do xe bán tải sử dụng nhiều vào mục đích kinh doanh, không phải sử dụng cho mục đích tiêu dùng cá nhân. Bộ này cho rằng xe bán tải có kích thước lớn, tiêu tốn nhiên liệu hơn xe du lịch. Song do mức thuế TTĐB thấp, thiết kế và trang thiết bị tiện nghi không kém hơn xe du lịch nên ngày càng được ưa chuộng, được lựa chọn thay thế cho tiêu dùng xe du lịch.

Vì vậy, để bảo đảm định hướng tiêu dùng dòng xe này phù hợp với thực tế, Bộ Tài chính đề nghị giữ như dự thảo luật, tức tăng thuế với loại xe bán tải. Loại này chủ yếu có dung tích từ 2.000 đến 3.000 cm3 nên nếu thuế suất là 55% như xe từ 9 chỗ trở xuống thì mức thuế suất của xe bán tải là 33%.

Hơn 600 xe sang BMW phơi nắng tại Việt Nam phải về "cố quốc"

Mới đây, nhân sự kiện ra mắt đối tác độc quyền nhập khẩu, phân phối xe BMW mới tại Việt Nam thay cho Công ty Cổ phần ô tô Âu châu (Euro Auto) bị khởi tố về hành vi lừa đảo, buôn lậu xe hơi; bị hãng BMW (Đức) tước quyền kinh doanh xe tại Việt Nam, ông Paul de Courtois: "Hơn 600 chiếc BMW đang nằm tại cảng sẽ đưa về Đức, và không bán tại thị trường Việt Nam".

600 chiếc xe BMW nằm phơi năng tại cảng Sài Gòn buộc phải về Đức

600 chiếc xe BMW nằm phơi năng tại cảng Sài Gòn buộc phải về Đức

Ông này giải thích lý do: "Chúng tôi chỉ bán xe hoàn toàn mới tại Việt Nam, những chiếc xe lưu ở cảng trong một thời gian dài, xuống cấp, chất lượng không đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu BMW. Thời gian tới, hãng sẽ xuất ngược trở lại Đức".

Đây có thể là tin vui đối với những người yêu thích thương hiệu xe Đức tại Việt Nam bởi 600 xe BMW nằm phơi nắng, mua trong thời gian gần 1 năm qua tại cảng Sài Gòn thời gian qua sẽ khiến nhiều người lo sợ sẽ được giữ lại để tiêu thụ tại Việt Nam.

Điều đáng nói số xe trên được Euro Auto nhập về nhưng thiếu nhiều loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, gian lận và là người tiêu dùng bỏ số tiền hàng tỷ đồng sẽ khó có thể chấp nhận mua xe "lỗi" nói trên.

Về phần mình, Trường Hải - nhà phân phối mới của BMW tại Việt Nam cho biết không liên quan đến lô xe 600 chiếc BMW đang nằm ở cảng Sài Gòn.

Cũng liên quan đến Euro Auto, trả lời báo chí mới đây, ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết vụ Euro Auto là bài học cho công tác chống buôn lậu và cho biết người Việt chỉ là đơn vị làm thuê và không hưởng lợi trong vụ việc buôn lậu của Euro Auto.

"Một hãng ô tô có tiếng, đầu tư tại Việt Nam nhưng lại gian lận, làm giả hồ sơ để trốn thuế, cấu thành hành vi buôn lậu là một trong những trường hợp nghiêm trọng mà hải quan phát hiện trong năm vừa qua. Tuy nhiên, nguồn lợi bất chính lại không thuộc về đơn vị trong nước", ông Cẩn nói.

Theo Nguyễn Tuyền/Dân trí

  • Từ khóa

Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ, Hàn Quốc đứng ngồi không yên

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên các ngành công nghiệp và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc.
20:04 - 22/11/2024
258 lượt xem

Xăng sinh học tiêu thụ ít, Bộ Công Thương thay đổi đề xuất điều hành giá

Hai mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến là RON 95-III và dầu diesel DO có thể sẽ được Bộ Công Thương công bố giá trần.
15:12 - 22/11/2024
383 lượt xem

Vé máy bay Tết đến hẹn lại căng

Giá vé máy bay Tết Ất Tỵ 2025 không chỉ đắt đỏ mà còn khan hiếm, đặc biệt trên các đường bay tỉnh. Dù có mức giá gấp đôi ngày thường, nhưng nhiều chặng...
14:00 - 22/11/2024
389 lượt xem

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến...
11:29 - 22/11/2024
462 lượt xem

Giảm thuế VAT, tăng kích cầu tiêu dùng

Hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn khó khăn, sức mua trong nước có dấu hiệu tăng chậm lại... Do đó việc tiếp tục giảm 20% thuế VAT trong 6 tháng đầu...
11:48 - 22/11/2024
431 lượt xem