Người bán thừa nhận nguồn gốc là hàng Trung Quốc, nhưng nếu để chữ Trung Quốc thì người ta không mua, nên phải lấy tên Việt Nam...
Mua 1 bán 3, quy tắc ngầm khi nhập hàng Trung Quốc về thay mác
Hàng Trung Quốc gắn mác Mỹ chui vào siêu thị Việt
Ngày 28.11, Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, Quỹ chống hàng giả tổ chức tọa đàm Thực trạng và giải pháp chống hàng giả gian lận thương mại .
Hàng Trung Quốc giá 2 triệu, gắn mác hàng Đức bán 18 triệu
Ông Hồ Quang Thái, Chánh văn phòng Quỹ chống hàng giả nhận định thực trạng hàng giả từ Trung Quốc gắn mác Việt Nam hay các quốc gia khác đáng báo động. Trung Quốc là thị trường sản xuất hàng giả sôi động nhất thế giới, trên các sản phẩm đều ghi sản xuất theo dây chuyền công nghệ của các nước Đức, Pháp, Ý, Mỹ.
"Các DN Việt sang Trung Quốc đặt mua khi nhập về, khai trên tờ khai hải quan đúng nguồn gốc xuất xứ made in China. Tuy nhiên, khi về đến Việt Nam, từ kho đến người tiêu dùng thì DN bóc nhãn made in China mà gắn nhãn made in Pháp, Đức, Ý, Mỹ… để đánh lừa người tiêu dủng", ông Thái nêu thực tế
Cũng theo ông Thái, hiện nay rất nhiều mặt hàng từ trang thiết bị vệ sinh, bếp từ, đồ điện trang trí, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, phù tùng ô tô Honda , Toyota… sản xuất từ Trung Quốc nhưng gắn mác Ý, Đức, Pháp.
Thực tế, có vụ bồn rửa mặt làm bằng tay sản xuất từ Đức người tiêu dùng mua đến 18 triệu đồng nhưng thực tế là hàng Trung Quốc với giá chỉ 2-3 triệu đồng.
Có vụ tại cửa khẩu Tân Thanh, cơ quan chức năng từng bắt lô hàng nồi cơm điện mà trên sản phẩm là các thương hiệu Sanyo, Panasonic, có tem sản xuất tại KCN Bắc Giang, là hàng Việt Nam chất lượng cao, bảo hành tại địa chỉ số nhà cụ thể…Nhưng thực ra đó là hàng Trung Quốc
"Khi tỏ ra ngạc nhiên vì sao người Trung Quốc bán hàng Việt Nam? Người bán thừa nhận nguồn gốc là hàng Trung Quốc, vì nếu để chữ Trung Quốc thì người ta không mua, bắt buộc phải lấy tên Việt Nam", ông Thái kể.
Thiệt hại cả trăm tỉ vì hàng nhái
Ông Nguyễn Phước Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM cho biết hàng giả là vấn đề nhức nhối nan giả, nhiều năm Hiệp hội cũng như DN đặt vấn đề chống nhưng không giải quyết được.
Theo ông Hưng một số DN lớn trong hiệp hội như Cadivi bị làm nhái dữ dội. Đối tượng làm giả không thực hiện thường xuyên, khi sản xuất ra lô hàng nào bán ra thị trường hết họ mới làm tiếp nên rất khó khăn cho DN.
Hay mỹ phẩm Sài Gòn cũng bị làm giả, tôn Hoa Sen thiệt hại hàng trăm tỷ đồng vì bị làm giả, làm nhái.
“Chúng tôi là nạn nhân của hàng giả, không phải DN nào cũng sợ mất uy tín uể oải vì có những vụ đeo bám mà không giải quyết được. DN có được bảo vệ thương hiệu. Một năm công ty nhận được hàng chục đề nghị của cơ quan chức năng đến để xác minh thật hay giả, chúng tôi xác định là giả. Trong 20 năm nay chỉ có một vụ khởi tố hình sự”, ông Nguyễn Xuân Hàn Tổng giám đốc công ty CP dịch vụ Phú Nhuận Maseco bức xúc.
Ông Thái khuyến cáo, các sản phẩm giả khi đưa ra thị trường tiêu thụ, trên sản phẩm chỉ có tem gốc made in các nước, hướng dẫn sử dụng. Trong khi đó, sản phẩm lưu thông trên thị trường phải có tem phụ ghi công ty, địa chỉ, nhập khẩu theo giấy phép, đơn vị phân phối….Do đó, nếu để ý người tiêu dùng sẽ khó mua phải hàng giả
Theo Tú Uyên/Pháp luật TPHCM