4
/
54604
Ngân hàng phá sản: Lãi và gốc của người gửi tiền tính sao?
ngan-hang-pha-san-lai-va-goc-cua-nguoi-gui-tien-tinh-sao
news

Ngân hàng phá sản: Lãi và gốc của người gửi tiền tính sao?

Thứ 6, 27/10/2017 | 13:38:51
663 lượt xem

Thảo luận về Luật các tổ chức tín dụng, đại biểu Quốc hội đề nghị, trong trường hợp cho phá sản các TCTD thì cần làm rõ việc có chi trả đầy đủ cả gốc và lãi cho người gửi tiền hay không.

Đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường. (Ảnh Việt Hưng).

Phát biểu tại buổi thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) được kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV xem xét, thảo luận vào 26/10, đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) lo ngại: “Quyền lợi của người gửi tiền sẽ được bảo đảm như thế nào? Những ngân hàng lớn, khi bị phá sản, nguy cơ, sự ảnh hưởng tới an toàn hệ thống, những tác động tiêu cực tới xã hội là rất lớn”.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cũng đề nghị, trong trường hợp cho phá sản các TCTD thì cần làm rõ việc có chi trả đầy đủ cả gốc và lãi cho người gửi tiền hay không.

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) thì cho rằng, việc phá sản ngân hàng có thể tác động tiêu cực tới tâm lý người gửi tiền cá nhân ồ ạt rút tiền, điều này có thể gây đổ vỡ dây chuyền với hệ thống ngân hàng. Nếu bắt buộc phải phá sản TCTD là bắt buộc thì dự thảo luật cần phải có quy định rõ hơn về các phương án phá sản áp dụng nhằm đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền.

"Ở địa phương hiện có vấn đề về bảo hiểm tiền gửi. Theo quy định mức chi trả bảo hiểm tối đa là 75 triệu đồng, trong khi người gửi tiền thực tế lên hàng tỷ đồng, nên không có ý nghĩa thực tiễn. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét lại quy định về mức chi trả bảo hiểm tiền gửi khi thực hiện phá sản ngân hàng", bà Thơ nói.

Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) thì cho biết, theo quy định kinh nghiệm quốc tế, nhiều nước không cho phá sản TCTD để đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền. Theo dự thảo luật, đối với phương án chuyển giao bắt buộc, đối tượng bị chuyển giao bắt buộc phải là TCTD chuyển giao bắt buộc.

"Trong trường hợp, ngân hàng có quy mô khách hàng lớn, nếu thực hiện phá sản, nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn hệ thống, trật tự an toàn xã hội rất cao. Trường hợp này ở các nước, Nhà nước sẽ thực hiện vai trò là người mua cuối cùng nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém này để xử lý. Do vậy, cần cân nhắc thêm quy định xử lý trường hợp không thực hiện quyền chuyển giao bắt buộc nhưng không thực hiện phá sản TCTD yếu kém do tác động của nó mang lại”, đại biểu Tùng góp ý.

Một số đại biểu cũng cho rằng, cần có nghiên cứu toàn diện, giải pháp phù hợp từng thời điểm với từng TCTD nhằm đảm bảo quyền của người gửi tiền, tránh tình trạng người gửi tiền rút tiền ồ ạt, gây hậu quả lớn đến nền kinh tế và xã hội.

Phát biểu giải trình tại phiên thảo luận, Thống đốc Lê Minh Hưng lo ngại việc phá sản TCTD có thể dẫn đến nguy cơ người gửi tiền rút tiền ồ ạt lan chuyền, đe dọa đổ vỡ dây chuyền, ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng.

“Do vậy, chủ trương phá sản chỉ xem xét theo nguyên tắc là biện pháp cuối cùng khi TCTD được kiểm soát đặc biệt không có khả năng thực hiện hoặc thực hiện không thành công các phương án khác như phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc chuyển giao bắt buộc”, người đứng đầu ngành ngân hàng giải trình.

Theo Thống đốc, để tránh đổ vỡ và gây mất an toàn hệ thống các TCTD, bảo đảm lợi ích của người gửi tiền, không ảnh hướng đến an ninh tiền tệ quốc gia, trật tự an toàn xã hội, Chính phủ có thể quyết định áp dụng việc chi trả vượt hạn mức bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp phá sản TCTD.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành ngân hàng cũng khẳng định, nguồn sử dụng để hỗ trợ chi trả sẽ không dùng ngân sách Nhà nước theo đúng Nghị quyết của Quốc hội, mà có thể sử dụng các nguồn lực Nhà nước khác để xử lý vấn đề này.

Theo Phương Dung/Dân Trí

  • Từ khóa

Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ, Hàn Quốc đứng ngồi không yên

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên các ngành công nghiệp và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc.
20:04 - 22/11/2024
276 lượt xem

Xăng sinh học tiêu thụ ít, Bộ Công Thương thay đổi đề xuất điều hành giá

Hai mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến là RON 95-III và dầu diesel DO có thể sẽ được Bộ Công Thương công bố giá trần.
15:12 - 22/11/2024
406 lượt xem

Vé máy bay Tết đến hẹn lại căng

Giá vé máy bay Tết Ất Tỵ 2025 không chỉ đắt đỏ mà còn khan hiếm, đặc biệt trên các đường bay tỉnh. Dù có mức giá gấp đôi ngày thường, nhưng nhiều chặng...
14:00 - 22/11/2024
416 lượt xem

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến...
11:29 - 22/11/2024
481 lượt xem

Giảm thuế VAT, tăng kích cầu tiêu dùng

Hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn khó khăn, sức mua trong nước có dấu hiệu tăng chậm lại... Do đó việc tiếp tục giảm 20% thuế VAT trong 6 tháng đầu...
11:48 - 22/11/2024
452 lượt xem