4
/
169121
Loại 'báu vật' giúp Trung Quốc gây sóng gió thị trường
loai-bau-vat-giup-trung-quoc-gay-song-gio-thi-truong
news

Loại 'báu vật' giúp Trung Quốc gây sóng gió thị trường

Thứ 4, 04/09/2024 | 10:00:01
2,079 lượt xem

Từ ngày 15-9 tới, Trung Quốc bắt đầu siết chặt việc mua bán, xuất khẩu antimony và các sản phẩm từ nguyên tố này. Sự việc một lần nữa làm dấy lên lo ngại về nguồn cung nguyên liệu quan trọng trên toàn cầu.

Trung Quốc lại gây sóng gió thị trường - Ảnh 1.

Mẫu khoáng vật của hợp chất stibnit (sulfua antimon) thường dùng để sản xuất antimony - Ảnh: ASIATIMES

Trung Quốc nắm giữ 32% trữ lượng antimony trên toàn thế giới. Sau nhiều thập niên đầu tư dây chuyền xử lý, tinh chế, quốc gia tỉ dân đang sản xuất đến 48% sản lượng antimony toàn cầu, bỏ xa nước đứng thứ hai là Tajikistan chỉ với 25%.

Á kim quan trọng bậc nhất

Antimony là nguyên tố á kim (hay bán kim loại, loại nguyên tố có một số đặc tính của kim loại và một số đặc tính của phi kim) vốn được nhân loại phát hiện và dùng làm thuốc hoặc mỹ phẩm từ xa xưa. 

Ngày nay antimony và các hợp chất của nó được dùng làm chất chống cháy, với khoảng một nửa lượng antimony được tiêu thụ toàn cầu trong năm 2023 là dùng cho mục đích này. Ngoài ra, antimony còn được dùng để sản xuất kính quang điện nhằm cải thiện hiệu suất của pin năng lượng mặt trời hoặc sản xuất ắc quy. 

Antimony còn hiện diện trong kính nhìn ban đêm của quân đội, đạn xuyên giáp, tên lửa hồng ngoại và thậm chí là cả vũ khí hạt nhân.

Bộ Nội vụ Mỹ từ lâu đã đưa antimony và các hợp chất liên quan vào danh sách các khoáng chất cực kỳ quan trọng. Từ sau Thế chiến 2, Washington luôn là một trong những nước tiêu thụ antimony hàng đầu và hầu hết dùng cho sản xuất vũ khí. 

Dù đang bị kẹt trong mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc nhưng Mỹ vẫn phải "bấm bụng" mua antimony từ nước này, với khoảng 63% lượng antimony Mỹ đang sử dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Ngày 14-8, Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo sẽ bắt đầu giới hạn việc xuất khẩu từ ngày 15-9 với sáu loại sản phẩm liên quan antimony, bao gồm quặng antimony, tinh quặng, hợp kim, ô xít cũng như công nghệ luyện và tách. 

Với các nguyên liệu antimony, nhà xuất khẩu sẽ phải xin giấy phép từ Bộ Thương mại. Các công ty cũng bị cấm xuất khẩu công nghệ luyện và tách antimony nếu chưa được cấp phép.

Tuy nhiên, hai cơ quan trên không nêu rõ mức giới hạn dự kiến với việc xuất khẩu antimony. Thay vào đó, Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ khẳng định Bắc Kinh phản đối bất kỳ quốc gia nào dùng hàng xuất khẩu từ nước này "cho các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc".

Trung Quốc lại gây sóng gió thị trường - Ảnh 2.

Nguồn: Financial Times -Dữ liệu: NGỌC ĐỨC - Đồ họa: T.ĐẠT

Nguồn cung thiếu thốn

Quyết định của Trung Quốc là đòn giáng mạnh vào thị trường nguyên liệu hiếm toàn cầu, vốn đang trong tình trạng "khát" antimony. Tính đến tháng 5-2024, chênh lệch giữa cung và cầu của á kim này đã lên đến 10.000 tấn.

Giá antimony cũng tăng phi mã vài năm qua. Từ đầu năm 2024 đến nay, giá antimony đã tăng gấp đôi lên mức cao nhất lịch sử 22.000 USD/tấn. Hiện tượng này là do kim ngạch xuất khẩu antimony của Trung Quốc liên tục giảm trong vài năm qua. Năm 2018, Trung Quốc chiếm 41% lượng xuất khẩu antimony toàn cầu thì đến năm 2022 con số này giảm chỉ còn 23%.

Các chuyên gia phụ trách mảng an ninh khoáng chất quan trọng thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) nhận định giá antimony có thể còn tăng đến mốc 30.000 USD/tấn thời gian tới, khi người ta tìm cách tích trữ nguyên liệu này.

Việc tìm đến các thị trường cung cấp antimony khác cũng không dễ dàng. Dù á kim này có ở nhiều nước nhưng hầu hết các nước lại chưa đầu tư quy trình khai thác, xử lý và tinh chế antimony đúng mức. Ngay chính Trung Quốc cũng đã phải mất nhiều thập niên để làm chủ được quy trình này. Dù từng khai thác antimony nhưng Mỹ cũng đã đóng cửa toàn bộ các dây chuyền từ hơn 20 năm qua do tác hại với môi trường.

Perpetua, công ty đi đầu trong việc khai thác antimony trở lại ở Mỹ, đã bắt đầu xin cấp phép hoạt động từ năm 2010 và sớm nhất là năm 2028 mới có thể khởi động dây chuyền. Như vậy, ngay cả Mỹ cũng phải tốn đến 18 năm để hoàn thành quá trình này.

Ông Lewis Black, CEO công ty khai thác Almonty, nhận định: "Ba tháng trước không ai trong ngành nghĩ Trung Quốc sẽ làm vậy. Đây là quyết định tương đối đối đầu. Tôi không thể giải thích động thái này và tôi nghĩ nó sẽ ảnh hưởng nhiều bên trong ngành. Các khách hàng không có kế hoạch dự phòng và Trung Quốc nắm rõ điều đó. Chưa từng có kế hoạch dự phòng nào trong 30 năm qua".

Trong khi đó, ông Christopher Ecclestone, nhà hoạch định chiến lược khai thác mỏ tại Công ty tư vấn tài chính Hallgarten & Company, đánh giá: "Đó không phải chuyện Trung Quốc tắt vòi nước và bạn bật vòi lại. Đó là dấu hiệu của thời đại. 

Việc sử dụng antimony trong quân đội giờ như 'cái đuôi điều khiển con chó'. Ai cũng cần nó để sản xuất nên bên bán thấy cần đầu cơ. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quân đội Mỹ và châu Âu".

Làn sóng hạn chế xuất khẩu nguyên liệu hiếm của Trung Quốc

Việc cấm antimony chỉ là động thái mới nhất cho làn sóng hạn chế xuất khẩu nguyên liệu quan trọng của Trung Quốc. Tháng 12-2023, Bắc Kinh cấm xuất khẩu công nghệ chế tạo nam châm đất hiếm. Trước đó, Trung Quốc cũng cấm xuất khẩu công nghệ khai thác và bóc tách vật liệu quan trọng này.

Ngoài ra, Bắc Kinh còn siết chặt việc xuất khẩu một số sản phẩm graphite cũng như các sản phẩm liên quan đến gallium và germanium - hai nguyên liệu sản xuất bán dẫn rất quan trọng.

Theo Ngọc Đức/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/loai-bau-vat-giup-trung-quoc-gay-song-gio-thi-truong-20240903230919011.htm

  • Từ khóa

Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ, Hàn Quốc đứng ngồi không yên

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên các ngành công nghiệp và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc.
20:04 - 22/11/2024
172 lượt xem

Xăng sinh học tiêu thụ ít, Bộ Công Thương thay đổi đề xuất điều hành giá

Hai mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến là RON 95-III và dầu diesel DO có thể sẽ được Bộ Công Thương công bố giá trần.
15:12 - 22/11/2024
302 lượt xem

Vé máy bay Tết đến hẹn lại căng

Giá vé máy bay Tết Ất Tỵ 2025 không chỉ đắt đỏ mà còn khan hiếm, đặc biệt trên các đường bay tỉnh. Dù có mức giá gấp đôi ngày thường, nhưng nhiều chặng...
14:00 - 22/11/2024
305 lượt xem

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến...
11:29 - 22/11/2024
378 lượt xem

Giảm thuế VAT, tăng kích cầu tiêu dùng

Hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn khó khăn, sức mua trong nước có dấu hiệu tăng chậm lại... Do đó việc tiếp tục giảm 20% thuế VAT trong 6 tháng đầu...
11:48 - 22/11/2024
349 lượt xem