4
/
145877
6 việc các doanh nghiệp bảo hiểm phải làm ngay sau họp "nóng"
6-viec-cac-doanh-nghiep-bao-hiem-phai-lam-ngay-sau-hop-nong
news

6 việc các doanh nghiệp bảo hiểm phải làm ngay sau họp "nóng"

Thứ 3, 18/04/2023 | 07:12:47
2,316 lượt xem

Sau cuộc họp "nóng" chiều nay của Bộ Tài chính với các doanh nghiệp bảo hiểm, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã giao cho các công ty 6 đầu việc.

Cụ thể, Cục này yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm phải nhanh chóng, nghiêm túc rà soát lại tổng thể quy trình bán hàng và thẩm định, quy trình dịch vụ khách hàng bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật.

Công khai thông tin hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm để khách hiểu rõ về sản phẩm

Công ty bảo hiểm phải nghiêm túc thực hiện quy định về công khai thông tin về hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm. Đặc biệt là phải công khai thông tin liên quan tới nội dung khách hàng cần lưu ý đối với từng sản phẩm bảo hiểm theo quy định tại tiết a khoản 2 Điều 119 Luật Kinh doanh bảo hiểm. Điều này nhằm hỗ trợ khách hàng hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm đã tham gia.

6 việc các doanh nghiệp bảo hiểm phải làm ngay sau họp nóng - 1

Thời gian qua, bảo hiểm nhân thọ vướng nhiều lùm xùm (Ảnh minh họa: IT).

Các doanh nghiệp cũng cần kiểm soát các thông tin nêu tại bảng minh họa bán hàng, tài liệu giới thiệu sản phẩm; xử lý nghiêm các đại lý bảo hiểm tự ý thay đổi các thông tin nêu tại tài liệu này dẫn đến việc khách hàng nhầm lẫn, kỳ vọng về quyền lợi bảo hiểm không phù hợp với thực tế.

Phía doanh nghiệp cũng phải tổ chức thiết lập và công bố đường dây nóng và các bộ phận thường trực với cán bộ có đủ thẩm quyền để tiếp nhận và giải đáp, xử lý dứt điểm, kịp thời các phản ánh hoặc thắc mắc của khách hàng về hợp đồng bảo hiểm, giải quyết quyền lợi bảo hiểm, tránh kéo dài.

Đối với các đơn thư của khách hàng phản ánh hành vi vi phạm của đại lý bảo hiểm thuộc thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án, doanh nghiệp phải chuyển thông tin tới các cơ quan chức năng để giải quyết.

Các công ty bảo hiểm cần chấn chỉnh việc thẩm định cấp hợp đồng bảo hiểm. Việc thẩm định và cấp hợp đồng này phải bảo đảm phù hợp với khả năng tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro bảo hiểm của khách hàng.

Rà soát toàn bộ việc đào tạo đại lý bảo hiểm

Công ty bảo hiểm rà soát toàn bộ công tác đào tạo đại lý bảo hiểm đảm bảo tuân thủ đúng chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm đã đăng ký với Bộ Tài chính. Các đơn vị cần có hình thức đào tạo bổ sung, cập nhật kiến thức phù hợp đối với các đại lý bảo hiểm đã thực hiện đào tạo dưới hình thức trực tuyến trong giai đoạn vừa qua.

Phạt các đại lý, nhân viên bảo hiểm vi phạm nguyên tắc hoạt động

Các công ty bảo hiểm cần tăng cường, bổ sung các chế tài xử phạt đại lý bảo hiểm trong trường hợp đại lý, nhân viên trực tiếp hoạt động đại lý trong tổ chức hoạt động đại lý vi phạm nguyên tắc hoạt động đại lý và các nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật và hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký kết. Công ty bảo hiểm phải xử lý nghiêm đối với các đại lý, tổ chức đại lý khi có hành vi vi phạm.

Công ty bảo hiểm phải chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, truyền thông

Đối với các phản ánh của khách hàng qua các phương tiện truyền thông, báo chí, doanh nghiệp bảo hiểm cần chủ động hơn trong việc cung cấp các thông tin khách quan, trung thực có liên quan. Các công ty bảo hiểm phải có kế hoạch truyền thông phù hợp và kịp thời về sản phẩm bảo hiểm và hoạt động của doanh nghiệp.

Có kế hoạch truyền thông tổng thể

Song song đó, doanh nghiệp phải phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông tổng thể về thị trường bảo hiểm nhân thọ, sản phẩm bảo hiểm.

Hoàn thiện bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp đại lý bảo hiểm

Hiệp hội Bảo hiểm cần nhanh chóng rà soát và hoàn thiện bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp đại lý bảo hiểm, các quy tắc chuẩn mực để áp dụng chung cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Cục yêu cầu có chế tài xử phạt nghiêm trong trường hợp vi phạm.

Cuộc họp chiều nay được tổ chức sau khi Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm nhận được một số thông tin phản ánh về chất lượng tư vấn, hỗ trợ giao kết hợp đồng bảo hiểm của các đại lý bảo hiểm và chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm.

Trước đó, diễn viên Ngọc Lan đã livestream phản ánh trên mạng xã hội về những bức xúc khi 3 năm trước mua bảo hiểm của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Aviva Việt Nam (nay đã bán cho Tập đoàn tài chính Manulife và đổi tên thành Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MVI - MVI Life) cho mình và con trai, tổng mức phí 700 triệu đồng/năm. Do tin tưởng người tư vấn nên cô đã ký hợp đồng và nghĩ rằng sau 10 năm sẽ nhận cả gốc và lãi là 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, gần đây cô mới biết hợp đồng của mình có thời hạn lên đến 74 năm và của con trai là 42 năm. 

Hay nghệ sĩ Kim Tử Long mới đây cũng cho biết năm 2018 mua bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential cho con trai với mức giá hơn 40 triệu đồng mỗi năm. Sau 3 năm đóng tiền và dừng đóng, đến năm thứ 5 nghệ sĩ mới phát hiện ra hợp đồng đã bị hủy, mất trắng số tiền đã đóng.

Phản ánh tới Dân trí, rất nhiều khách mua bảo hiểm cũng cho biết các bức xúc liên quan tới câu chuyện bảo hiểm, trong đó có việc "gửi tiết kiệm ngân hàng thành mua bảo hiểm nhân thọ".

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/6-viec-cac-doanh-nghiep-bao-hiem-phai-lam-ngay-sau-hop-nong-20230417191219900.htm

  • Từ khóa

EVN cần gần 480.000 tỉ đồng đầu tư

Con số trên được nêu trong các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu tại Quyết định 345 ngày 26.4.2024 do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh...
20:44 - 27/04/2024
160 lượt xem

Giá vàng hôm nay 27.4.2024: Tăng thêm gần 1 triệu trước kỳ nghỉ lễ

Giá vàng trong nước trước kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 tiếp đà tăng cùng chiều thế giới, tăng thêm gần 1 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Đây cũng là mức giá đắt...
15:13 - 27/04/2024
363 lượt xem

Dân bớt gửi tiền, ngân hàng 'rục rịch' tăng lãi suất cạnh tranh với vàng, chứng khoán...

Yếu tố tác động mạnh lên lãi suất là giá các tài sản khác. Trong khi quý 1-2024, giá vàng, chứng khoán và bất động sản đều chứng kiến đà tăng mạnh, theo...
07:30 - 27/04/2024
476 lượt xem

Coca Cola là nhà sản xuất gây ô nhiễm nhựa lớn nhất thế giới

Công ty Coca Cola chiếm 11% tổng ô nhiễm nhựa toàn cầu, tiếp theo là PepsiCo chiếm 5%, Nestle 3% và Danone 3%.
19:31 - 26/04/2024
765 lượt xem

Dòng vốn nước ngoài ồ ạt rời khỏi Trung Quốc

Trong những năm gần đây, phương Tây bắt đầu thay đổi căn bản chiến lược dài hạn đối với Trung Quốc đại lục.
14:25 - 26/04/2024
864 lượt xem