4
/
141770
Khối tiền mặt khổng lồ và kỷ lục của "đế chế" tỷ phú Phạm Nhật Vượng
khoi-tien-mat-khong-lo-va-ky-luc-cua-de-che-ty-phu-pham-nhat-vuong
news

Khối tiền mặt khổng lồ và kỷ lục của "đế chế" tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Thứ 3, 31/01/2023 | 17:15:16
2,224 lượt xem

Năm 2022 đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của loạt doanh nghiệp thuộc hệ thống Vingroup. Tổng tài sản Vingroup đạt 574.807 tỷ đồng, lượng tiền mặt của Vinhomes và Vincom Retail tăng mạnh.

Vingroup huy động 1,1 tỷ USD từ thị trường quốc tế

 

Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 cho thấy tổng doanh thu thuần hợp nhất quy đổi, bao gồm doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản ghi nhận vào thu nhập tài chính, đạt 42.568 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước.

 Khối tiền mặt khổng lồ và kỷ lục của đế chế tỷ phú Phạm Nhật Vượng - 1

Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup (Ảnh: Bloomberg).

Doanh số bán bất động sản chưa ghi nhận gồm Vinhomes và các công ty con đạt mức kỷ lục 110.500 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2022, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2021. Theo đó, Vingroup kỳ vọng lĩnh vực bất động sản sẽ ghi nhận tổng doanh thu lớn trong năm 2023 nhờ việc tiếp tục bàn giao lượng lớn sản phẩm sau khi hoàn thành xây dựng.

Tương tự, VinFast cũng có lượng đặt hàng lớn gồm khoảng 68.000 đơn hàng đặt cọc cho các mẫu xe điện VF 8, VF 9, VF e34 và VF 5. Các lĩnh vực khác dự kiến tiếp tục tăng trưởng trong năm 2023.

Năm 2022, tổng doanh thu thuần hợp nhất quy đổi, bao gồm doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản ghi nhận vào thu nhập tài chính đạt 130.759 tỷ đồng, tương đương mức thực hiện năm 2021. Lợi nhuận trước thuế trong 2022 đạt 12.694 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.982 tỷ đồng.

Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Vingroup đạt 574.807 tỷ đồng, tăng 34% so với thời điểm 31/12/2021.

Trong hoạt động huy động vốn, năm 2022, Vingroup đã huy động thành công gần 1,1 tỷ USD từ thị trường vốn quốc tế. Tháng 12/2022, VinFast đã nộp hồ sơ theo mẫu F-1 lên Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) để đăng ký phát hành cổ phiếu phổ thông lần đầu ra công chúng (IPO).

Trong hoạt động công nghệ - công nghiệp, 2022 là năm bản lề của VinFast trong chiến lược vươn ra thị trường quốc tế, khi công ty tập trung bàn giao 2 mẫu ô tô điện là VFe 34 và VF 8 tại thị trường trong nước, đồng thời chuẩn bị cho việc bàn giao xe VF 8 tại Mỹ.

Tính từ đầu năm, VinFast đã bàn giao tổng cộng 7.400 xe điện. Chỉ riêng tháng 12, VF e34 và VF 8 đều lọt top 10 mẫu xe bán chạy nhất Việt Nam, trong đó, VF 8 trở thành mẫu xe bán chạy nhất trong phân khúc SUV hạng D. Đối với xe máy điện, VinFast bàn giao tổng cộng hơn 60.000 xe trong năm 2022, giữ vững vị trí số một tại thị trường xe máy điện nhờ ra mắt 5 mẫu xe thế hệ mới sử dụng pin LFP thuộc nhiều phân khúc.

Doanh số Vinhomes đạt mức kỷ lục 128.200 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Vinhomes, tổng doanh thu thuần ghi nhận trong quý IV/2022 đạt 31.193 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu nhờ bàn giao thêm 2.200 căn bất động sản thấp tầng tại dự án Vinhomes Ocean Park 2 - The Empire.

Tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 12.467 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất sau thuế của công ty mẹ đạt 8.928 tỷ đồng, giảm tương ứng 10% và 24% so với cùng kỳ. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) trong kỳ đạt 2.050 đồng.

Năm 2022, nhờ tốc độ bàn giao kỷ lục tại Vinhomes Ocean Park 2 - The Empire, tổng doanh thu thuần hợp nhất đạt 62.392 tỷ đồng. Tổng doanh thu thuần hợp nhất quy đổi, bao gồm doanh thu từ các hoạt động của Vinhomes, các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) và chuyển nhượng bất động sản được ghi nhận vào thu nhập tài chính vượt kế hoạch đề ra, đạt 81.406 tỷ đồng.

Tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 38.661 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất sau thuế của công ty mẹ gần đạt kế hoạch ở mức 28.628 tỷ đồng. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) trong năm 2022 đạt 6.945 đồng.

Hoạt động bán hàng năm 2022 hồi phục mạnh mẽ sau 2 năm chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, với giá trị hợp đồng ký mới trong năm (doanh số) đạt 128.200 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2021. Nhờ đó, doanh số chưa bàn giao đạt mức 107.600 tỷ đồng, tăng 105% so với thời điểm cuối năm 2021, giúp đảm bảo doanh thu và lợi nhuận trong các quý tới trong bối cảnh thị trường chung có nhiều thách thức.

Tại thời điểm 31/12/2022, quy mô tổng tài sản của Vinhomes đạt 361.200 tỷ đồng, tăng 57% so với tại thời điểm 31/12/2021, trong đó khoản mục tiền và tương đương tiền tăng 53% lên hơn 14.700 tỷ đồng, nhờ mở bán thành công đại dự án mới.

Nguồn tiền mặt ổn định giúp Vinhomes có thể chủ động đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phát triển tiếp các đại dự án và giảm phụ thuộc vào nợ vay. Nhờ đó, nợ thuần chỉ chiếm khoảng 14,4% vốn chủ sở hữu. Tính đến cuối quý IV/2022, vốn chủ sở hữu của Vinhomes đạt 148.400 tỷ đồng, tăng 13% so với cuối năm 2021.

Tiền mặt Vincom Retail tăng gấp đôi trong năm 2022

Báo cáo tài chính quý IV/2022 của Công ty cổ phần Vincom Retail (mã chứng khoán: VRE) cũng cho thấy sự hồi phục ấn tượng hậu đại dịch Covid-19.

Theo đó, trong quý IV/2022, Vincom Retail đạt tổng doanh thu thuần hợp nhất 2.084 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh trung tâm thương mại mang về doanh thu 1.906 tỷ đồng, tăng 114% so với cùng kỳ năm 2021. Với kết quả này, công ty ghi nhận 791 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong quý IV, tăng hơn 549% so với cùng kỳ năm 2021.

Lũy kế cả năm 2022, Vincom Retail đạt 7.309 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.735 tỷ đồng, tăng 108% so với cùng kỳ năm trước và đạt 114% kế hoạch cả năm. Biên lợi nhuận sau thuế ở mức 37% doanh thu.

Năm 2022, Vincom Retail mở mới 3 trung tâm thương mại nâng tổng số trung tâm thương mại lên con số 88, hiện diện tại 44 tỉnh, thành phố.

Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của doanh nghiệp đạt 42.659 tỷ đồng, tăng 12,6% so với đầu năm. Trong đó, giá trị hàng tồn kho ở mức 1.178 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần. Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ lên tới 7.020 tỷ đồng, tăng gấp 2,1 lần với đầu năm 2022.

Tổng nợ phải trả thời điểm cuối năm cũng tăng 28,4% lên 9.275 tỷ đồng, trong đó, nợ ngắn hạn là 5.818 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với đầu năm.

Công ty có 1.045 tỷ đồng nợ trái phiếu dài hạn đến hạn trả và nằm trong khả năng trả nợ. Số trái phiếu này sẽ đáo hạn vào tháng 4/2023, lãi suất được tính bằng lãi suất huy động tiết kiệm trung bình kỳ hạn 12 tháng trả sau bằng VND cộng biên độ 3,25%, lãi vay thanh toán theo kỳ trả nợ lãi 3 tháng/lần. Trái phiếu này được thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của một trung tâm thương mại được sở hữu bởi một công ty con.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/khoi-tien-mat-khong-lo-va-ky-luc-cua-de-che-ty-phu-pham-nhat-vuong-20230131102401337.htm

  • Từ khóa

Giá USD tăng cao nhất trong năm

Tỷ giá đang chịu nhiều sức ép vào thời điểm cuối năm. Giá USD trong ngân hàng tăng cao ở mức kịch trần cho phép còn đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế...
08:57 - 23/11/2024
66 lượt xem

Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ, Hàn Quốc đứng ngồi không yên

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên các ngành công nghiệp và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc.
20:04 - 22/11/2024
377 lượt xem

Xăng sinh học tiêu thụ ít, Bộ Công Thương thay đổi đề xuất điều hành giá

Hai mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến là RON 95-III và dầu diesel DO có thể sẽ được Bộ Công Thương công bố giá trần.
15:12 - 22/11/2024
509 lượt xem

Vé máy bay Tết đến hẹn lại căng

Giá vé máy bay Tết Ất Tỵ 2025 không chỉ đắt đỏ mà còn khan hiếm, đặc biệt trên các đường bay tỉnh. Dù có mức giá gấp đôi ngày thường, nhưng nhiều chặng...
14:00 - 22/11/2024
516 lượt xem

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến...
11:29 - 22/11/2024
589 lượt xem