4
/
141661
Khai phá “mỏ vàng” nội địa
khai-pha-mo-vang-noi-dia
news

Khai phá “mỏ vàng” nội địa

Thứ 2, 30/01/2023 | 10:43:20
2,092 lượt xem

Với gần 100 triệu dân, thị trường nội địa Việt Nam được coi là “mỏ vàng” nếu được khai thác tốt.

Ông Phạm Văn Việt, Tổng giám đốc Việt Thắng Jean, cho biết: “May mắn lớn nhất cho doanh nghiệp (DN) là thị phần đã tăng thêm 1%, tương đương hơn 200.000 sản phẩm tại VN. Chúng tôi chuyên xuất khẩu hàng jean cho các thị trường lớn. Tuy nhiên, từ năm 2017, công ty quyết định mở rộng thị trường trong nước. Tôi quan niệm thế này, một thị trường có 100 triệu dân, trong đó, số người tiêu dùng đang mua sắm quần jean của các nhãn hàng nổi tiếng thế giới cũng chiếm mấy triệu người. Vậy không có lý do gì mình đang làm hàng gia công cho các hãng jean nổi tiếng này, lại không tìm cơ hội từ miếng bánh mấy triệu dân đang sẵn sàng chi tiền triệu mua quần jean và mua nhiều như vậy. Nhờ vậy, trong 2 năm đại dịch và đặc biệt đến năm 2022, khi thị trường xuất khẩu bị “đổ” hàng loạt, công ty vẫn hoạt động tốt nhờ bán hàng trong nước”.

Khai phá “mỏ vàng” nội địa - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu có chiến lược bài bản chinh phục thị trường nội địa

Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh số của Việt Thắng Jean tại thị trường nội địa tăng vọt 300% so cùng kỳ năm 2021. Nửa cuối năm qua, thị trường chững lại, sức mua giảm mạnh, nhưng tính hết năm, bán hàng tại thị trường nội địa vẫn tăng từ 2% lên 3% tổng sản phẩm của công ty. Ông Việt cho biết kế hoạch là tiếp tục tăng thị phần tại thị trường nội địa lên 4 - 5% trong năm nay và lên 7 - 8% tổng sản phẩm của công ty trong năm 2024. “Việt Thắng Jean có thể xếp “chung mâm” với khoảng 4 nhãn hàng jean có chất lượng, thương hiệu nổi tiếng của thế giới. Chúng tôi xác định xuất khẩu vẫn là thị trường chính nhưng chiến lược mở rộng thị phần nội địa vẫn được triển khai quyết liệt. Hiện công ty có 4 kho tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ, để phục vụ cho khách mua online nhanh nhất. May mắn của chúng tôi là sau thời gian kiên trì “đánh” thị trường nội địa, người tiêu dùng nay đã thay đổi nhiều về nhận thức, nhận diện sản phẩm rất tốt. Họ sẵn sàng bỏ tiền vài ba triệu đồng mua chiếc quần jean có thương hiệu, chất lượng, phong cách rõ ràng, hơn là mua quần jean không nhãn mác, hàng trôi nổi giá mấy trăm ngàn đồng”.

Tương tự, Công ty CP chế biến gỗ Đức Thành vốn được biết đến là một trong những DN xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu với kim ngạch tăng cao hằng năm. Thế nhưng, 2 năm trở lại đây, DN này đang từng bước mở rộng và quay trở lại thị trường nội địa một cách chuyên nghiệp, bài bản. Bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT Công ty CP chế biến gỗ Đức Thành, cho biết năm nay, bên cạnh xuất khẩu, gỗ Đức Thành đã khá thành công với chiến lược làm hàng cho thị trường nội địa. Nhờ đó, nhà máy vẫn duy trì sản xuất và công nhân có việc làm trong giai đoạn khó khăn, đơn hàng xuất khẩu giảm. “Trong giai đoạn xuất khẩu gặp khó khăn thì thị trường nội địa cũng hỗ trợ DN bù đắp phần nào doanh thu. Những năm trước đại dịch, tỷ trọng xuất khẩu của Gỗ Đức Thành thường chiếm khoảng 85 - 86%, thậm chí có lúc 88% so với tổng doanh thu tại công ty, chỉ khoảng 12 - 15% còn lại là từ thị trường nội địa. Thế nhưng, năm qua, tỷ lệ này đã tăng lên và chúng tôi đặt ra mục tiêu là năm tới phải tăng doanh thu tại thị trường nội địa lên 20% tổng doanh thu của công ty. Muốn vậy, công ty phải đầu tư nhiều về thiết kế, marketing, quảng bá thương hiệu, chăm sóc các khách hàng nội địa…”, bà Liễu nói.

“Nhìn” rộng ra cả thị trường ASEAN

Trong quý cuối năm ngoái, kéo dài đến quý 1/2023, lượng đơn hàng của các ngành gia công xuất khẩu như dệt may, da giày, đồ gỗ… giảm mạnh. Thế nên, đây cũng là 3 trong nhiều ngành hàng sản xuất xuất khẩu được khuyến cáo nên tìm cơ hội tại thị trường lớn hơn 100 triệu dân trong nước. Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN, thì việc quay lại thị trường nội địa không phải với DN nào cũng thành công. Hiệp hội khuyến cáo các DN có chiến lược tìm thị trường tiêu thụ trong nước hoặc chỉ tìm ngách của thị trường nội địa, phải có dòng sản phẩm riêng phù hợp với xu thế tiêu dùng của người trong nước và phải có đầu tư nghiên cứu và phát triển tốt.

Không phải doanh nghiệp nào cũng thành công

Thực tế không phải DN nào sớm quay về thị trường nội địa cũng gặt hái được quả ngọt. Công ty giày Viễn Thịnh chuyên gia công cho các hãng giày lớn trên thế giới nhưng tại nội địa, hơn 3 năm qua vẫn không bán được hàng như mong đợi. Đại diện đơn vị này nhận định người mua vẫn sẵn sàng bỏ dăm ba triệu để mua đôi giày da có thương hiệu nước ngoài, nhưng chưa sẵn sàng chi tiền triệu mua đôi giày nội địa, ngay cả chính đôi giày đó là hàng gia công xuất khẩu cho các hãng uy tín của nước ngoài. Hay như Công ty CP may mặc Dony chuyên làm hàng đồng phục xuất khẩu, gia công cho nhiều nhãn hàng đồng phục lớn năm qua cũng có ý định mở rộng thị phần tại nội địa, nhưng theo ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Công ty Dony, là rất khó thành công, bởi miếng bánh hàng đồng phục khá nhỏ và đây là sân chơi của rất nhiều DN trong ngành may mặc.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/khai-pha-mo-vang-noi-dia-185230130090225745.htm

  • Từ khóa

Cơ hội cho hàng Việt xuất khẩu trực tiếp vào kênh phân phối nước ngoài

Việc xuất khẩu trực tiếp vào kênh phân phối nước ngoài không chỉ giúp nhà sản xuất có thêm lợi nhuận mà còn giúp hàng Việt Nam có cơ hội bằng chính thương...
11:08 - 18/04/2024
49 lượt xem

Điều gì đẩy giá xăng tăng vượt 25.000 đồng/lít?

Trong vòng một tháng, sau 5 phiên điều chỉnh, giá xăng tăng một mạch vượt 25.000 đồng/lít, lên mức cao nhất tính từ đầu năm.
08:28 - 18/04/2024
169 lượt xem

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.
20:00 - 17/04/2024
436 lượt xem

Nhiều ngân hàng 'rục rịch' tăng lãi suất tiết kiệm, vì sao?

Nguyên nhân của việc tăng lãi suất một phần do tiền gửi có xu hướng giảm (-0,76% tính đến 25/3), trong khi tín dụng bắt đầu tăng trưởng dương (0,26%).
14:20 - 17/04/2024
549 lượt xem

Giá USD ngân hàng kịch trần ngày thứ 2 liên tiếp

Hôm nay, 17-4, giá USD tại nhiều ngân hàng chạm mốc 25.442 đồng/USD, cũng là mức kịch trần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
11:13 - 17/04/2024
648 lượt xem