4
/
140418
Bắc Giang: Công nghiệp bứt phá, là động lực tăng trưởng kinh tế
bac-giang-cong-nghiep-but-pha-la-dong-luc-tang-truong-kinh-te
news

Bắc Giang: Công nghiệp bứt phá, là động lực tăng trưởng kinh tế

Thứ 7, 31/12/2022 | 08:36:35
2,374 lượt xem

Năm 2022, sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Giang duy trì đà phục hồi mạnh mẽ, tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong GRDP của tỉnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trưởng ấn tượng (đạt hơn 30%), cao nhất từ trước đến nay.

Theo thống kê, cơ cấu kinh tế của tỉnh dịch chuyển mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp. Năm 2022, công nghiệp chiếm 54,8% cơ cấu kinh tế, tăng 6,2% so với năm 2021. IIP cả năm ước tăng 30%, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 33%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước tăng 17%; ngành công nghiệp khai khoáng tăng 6%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,5%. Giá trị xuất, nhập khẩu của tỉnh đạt hơn 43 tỷ USD.

Đến nay, có 27 quốc gia và lãnh thổ có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Hiện trong các khu công nghiệp (KCN) có 401 doanh nghiệp (DN) đang sản xuất, kinh doanh với hơn 195 nghìn lao động thực tế đang làm việc. Năng lực sản xuất và trình độ công nghệ của DN từng bước được nâng cao; hỗ trợ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển nhanh; giải quyết việc làm cho người lao động.

Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Si Flex Việt Nam, KCN Quang Châu (Việt Yên).

Có được kết quả đó là nhờ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp, giúp khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm. Đặc biệt, tỉnh đã phát huy được lợi thế là tỉnh đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; triển khai Nghị quyết số 147-NQ/TU của Tỉnh ủy, UBND tỉnh có Kế hoạch số 395/KH-UBND về phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021- 2030. 

Trong đó đã và đang tập trung cao phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp (CCN) đồng bộ, hiện đại theo định hướng mô hình “Hệ sinh thái công nghiệp”, tạo quỹ đất đón làn sóng các nhà đầu tư lớn đổ về tỉnh. Bám sát tình hình thực tiễn, tập trung xử lý những vấn đề tồn đọng kéo dài, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN, nhà đầu tư, nhất là những khó khăn về vốn, thị trường, lưu thông hàng hóa,... Tỉnh quan tâm triển khai hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số, quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường hiện có và tìm kiếm thị trường mới; hỗ trợ hiệu quả nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, CCN.

Năm 2022, công nghiệp chiếm 54,8% cơ cấu kinh tế của tỉnh, tăng 6,2% so với năm 2021.

Đi đôi với giải pháp trên, tỉnh tạo các điều kiện thuận lợi để DN khai thác tối đa năng lực, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, bảo đảm các dự án đầu tư đi vào hoạt động sản xuất đúng tiến độ. Ngành điện đã và đang xây dựng nhiều công trình, cung ứng đủ điện cho sản xuất, kinh doanh của DN, nhất là các DN trong các khu, CCN. Hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư có nhiều cách làm sáng tạo, nâng cao tính chuyên nghiệp; nhiều tập đoàn, DN lớn trong và ngoài nước đến Bắc Giang khảo sát, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư.

Tỉnh đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy trình, thủ tục bảo đảm minh bạch, thông thoáng; giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử... Nhờ vậy đã khích lệ, tạo điều kiện cho các DN đẩy mạnh đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Bắc Giang nằm trong nhóm 5 tỉnh, TP có tỷ lệ DN vốn đầu tư nước ngoài dự định mở rộng quy mô cao nhất cả nước.

Năm 2023, đứng trước thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, tỉnh Bắc Giang tiếp tục xác định công nghiệp là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế. Để đạt mục tiêu tăng trưởng công nghiệp 20%, tỉnh mở rộng không gian phát triển công nghiệp, trọng tâm là xây dựng các KCN, CCN. Triển khai kế hoạch cụ thể phát triển hạ tầng KCN, CCN trong Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt. Đồng thời, xác định, lựa chọn một số ngành công nghiệp nền tảng để ưu tiên phát triển; tiếp tục xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách phát triển công nghiệp, kịp thời điều chỉnh các quy hoạch; tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, hỗ trợ giải phóng mặt bằng; đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông, điện, nước và từng bước đồng bộ với hạ tầng xã hội khác, đáp ứng yêu cầu về sản xuất, kinh doanh của DN. Tiếp tục thực hiện tốt công tác thẩm định, đánh giá nhà đầu tư hạ tầng KCN, CCN, lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, công nghệ, quan tâm bảo vệ môi trường, đóng góp nhiều cho ngân sách và có khả năng liên kết, hỗ trợ phát triển các DN khác của tỉnh.

Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang

Theo BGĐT

http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/396899/bac-giang-cong-nghiep-but-pha-la-dong-luc-tang-truong-kinh-te.html

  • Từ khóa

Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ, Hàn Quốc đứng ngồi không yên

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên các ngành công nghiệp và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc.
20:04 - 22/11/2024
145 lượt xem

Xăng sinh học tiêu thụ ít, Bộ Công Thương thay đổi đề xuất điều hành giá

Hai mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến là RON 95-III và dầu diesel DO có thể sẽ được Bộ Công Thương công bố giá trần.
15:12 - 22/11/2024
276 lượt xem

Vé máy bay Tết đến hẹn lại căng

Giá vé máy bay Tết Ất Tỵ 2025 không chỉ đắt đỏ mà còn khan hiếm, đặc biệt trên các đường bay tỉnh. Dù có mức giá gấp đôi ngày thường, nhưng nhiều chặng...
14:00 - 22/11/2024
280 lượt xem

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến...
11:29 - 22/11/2024
355 lượt xem

Giảm thuế VAT, tăng kích cầu tiêu dùng

Hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn khó khăn, sức mua trong nước có dấu hiệu tăng chậm lại... Do đó việc tiếp tục giảm 20% thuế VAT trong 6 tháng đầu...
11:48 - 22/11/2024
317 lượt xem