Kết thúc phiên 8/12, giá dầu thô WTI giảm 0,76% về 71,46 USD/thùng, giá dầu thô Brent giảm 1,32% về 76,15 USD/thùng.
Dầu thô thế giới lao dốc phiên thứ năm liên tiếp.
Trong hai mặt hàng, giá dầu thô WTI biến động mạnh hơn trong phiên hôm qua, bởi thị trường chịu ảnh hưởng từ tin tức đường ống vận chuyển Keystone, liên kết các mỏ dầu ở Canada với các nhà máy lọc dầu của Mỹ đã phải tạm ngừng hoạt động do sự cố rò rỉ dầu.
Đây là một đường ống quan trọng, có thể vận chuyển tới hơn 600.000 thùng/ngày, và bất kỳ sự gián đoạn kéo dài nào, gần như chắc chắn sẽ làm giảm dự trữ dầu thô của Mỹ. Các kho dự trữ ở Cushing, Oklahoma, trung tâm lưu trữ lớn nhất quốc gia này, đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm theo mùa.
Tin tức này đã khiến cho giá dầu WTI tăng vọt lên 75 USD/thùng trong thời gian ngắn, tuy nhiên, sau đó giá đã giảm trở lại vì các nhà đầu tư kỳ vọng sự gián đoạn này chỉ mang tính tạm thời.
Bên cạnh đó, thị trường cũng tin rằng Mỹ có đủ lượng hàng dự trữ để giải quyết sự cố này, nhất là trong bối cảnh báo cáo tuần của Cơ quan Quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất tăng.
Triển vọng tiêu thụ tiêu cực đang lấn át những lo ngại về nguồn cung, bởi những nguy cơ suy thoái trong năm 2023 vẫn đang hiện hữu, trong khi nguồn cung có thể tăng lên. Hai công ty dầu mỏ lớn nhất của Mỹ là Exxon Mobil và Chevron sẽ tăng chi tiêu cho các dự án năng lượng trong năm tới.
Ngoài các tin tức trên, thị trường cũng quan tâm tới những tác động từ chính sách áp giá trần của nhóm G7 với dầu thô của Nga. Các lệnh trừng phạt này đang gây khó khăn cho chuỗi cung ứng ở các eo biển thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện có khoảng 26 tàu chở dầu bị mắc kẹt do các quy tắc mới yêu cầu chủ sở hữu cung cấp bằng chứng tàu của họ được bảo hiểm để được quá cảnh. Các quan chức phương Tây đang đàm phán với các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ để giải quyết vấn đề này.
Giá khí đốt tự nhiên kỳ hạn của Mỹ tăng 4,18% do dự báo thời tiết lạnh hơn và nhu cầu sưởi ấm cao hơn trong hai tuần tới. Các nhà phân tích dự báo kho dự trữ khí đốt của Mỹ đã giảm 31 tỷ feet khối (trong tuần kết thúc vào ngày 2/12.
Giá khí tăng bất chấp việc Freeport LNG đã thông báo vào tuần trước rằng họ có kế hoạch trì hoãn việc khởi động lại nhà máy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Texas từ giữa tháng 12 đến cuối năm. Sự chậm trễ sẽ làm giảm khối lượng LNG xuất khẩu xuống dưới mức kỷ lục đạt được vào tháng 3 và giữ lại nhiều khí đốt hơn để phục vụ nhu cầu trong nước.
Dầu thô thế giới lao dốc phiên thứ năm liên tiếpKết thúc phiên 08/12, giá dầu thô WTI giảm 0,76% về 71,46 USD/thùng, giá dầu thô Brent giảm 1,32% về 76,15 USD/thùng.
Dầu thô thế giới còn nhiều động lực giảm, giá xăng dầu trong nước sẽ tiếp tục hạ nhiệt?
Theo MXV, rủi ro vĩ mô đặc biệt là lo ngại về các động thái thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới của FED vẫn đang là yếu tố chính yếu đè nặng lên triển vọng nhu cầu, và sẽ còn là trở ngại đáng chú ý đối với thị trường tài chính nói chung và dầu thô nói riêng trong giai đoạn tới. Các báo cáo trên thị trường dầu vẫn cho thấy lăng kính về bức tranh tiêu thụ kém sắc, cản trở đà phục hồi của giá.
Trong khi đó, nguồn cung dầu toàn cầu đang được củng cố khi sản lượng dầu hiện được điều chỉnh tăng, dựa trên các số liệu khai thác thực tế của Mỹ và các nước sản xuất lớn. Do đó, các yếu tố vĩ mô sẽ tiếp tục lấn át các thông tin về cung cầu, nên nhiều khả năng giá dầu sẽ giảm thêm trong phần còn lại của tháng 12, và điều này sẽ giúp hạ nhiệt giá xăng dầu trong nước.
Theo Báo Chính phủ
https://baochinhphu.vn/dau-tho-the-gioi-lao-doc-phien-thu-nam-lien-tiep-102221209082802142.htm