4
/
138622
Đơn hàng sụt giảm, doanh nghiệp nỗ lực ứng phó
don-hang-sut-giam-doanh-nghiep-no-luc-ung-pho
news

Đơn hàng sụt giảm, doanh nghiệp nỗ lực ứng phó

Thứ 2, 28/11/2022 | 12:24:14
2,067 lượt xem

Thông thường những tháng cuối năm, hầu hết các doanh nghiệp (DN) đều gia tăng các đơn hàng và tăng tốc sản xuất, thế nhưng quý IV năm nay, nhiều DN nhất là các DN hoạt động trong lĩnh vực may mặc, linh kiện điện tử… trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đang gặp khó khăn do thiếu đơn hàng xuất khẩu hàng hóa. Kéo theo đó, không ít công ty phải cắt giảm lao động, giảm giờ làm hoặc cho công nhân nghỉ việc luân phiên.

Gặp khó do thiếu đơn hàng

Năm nay, do ảnh hưởng cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như tình hình lạm phát ở Mỹ và châu Âu nên người dân toàn cầu có xu hướng thắt chặt chi tiêu, phần nào ảnh hưởng đến đơn hàng của các DN gia công. Mặt khác, sau dịch Covid-19, nhiều DN ở Mỹ, châu Âu đã mua dự trữ nhiều hàng hóa trước đó bởi vậy những tháng cuối năm nhu cầu mua hàng hóa giảm đáng kể.

Công ty TNHH Một thành viên Sj Tech Việt Nam (KCN Vân Trung) là một trong những doanh nghiệp bị giảm sút đơn hàng. Ảnh: Đỗ Quyên.

Đại diện lãnh đạo một số DN trong tỉnh cho biết, hiện nay lượng hàng tồn kho tại các DN nhiều trong khi lại thiếu đơn hàng xuất khẩu từ phía đối tác ở thị trường nước ngoài vì thế không ít lao động phải nghỉ việc hoặc nghỉ luân phiên, giảm giờ làm. 

Ông Hoàng Văn Lược, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tổng Công ty May LNG (Lục Nam) cho biết, đơn vị chuyên may quần áo xuất khẩu sang thị trường Mỹ và châu Âu từ nhiều năm nay. Khác với những năm trước đây, tháng 10 và 11 năm nay, Công ty bị giảm 10% đơn hàng xuất khẩu, dự kiến trong tháng 12 đơn hàng có thể giảm tới 15% so với cùng kỳ năm trước. 

Trước thực tế này, để ứng phó với khó khăn, DN đã giảm giờ làm của người lao động từ 8 tiếng/ngày xuống còn 7 tiếng và dự kiến sẽ cho 2,6 nghìn công nhân nghỉ ngày thứ 7 luân phiên trong tháng tới nếu đơn hàng xuất khẩu không được cải thiện.

Nhiều DN may mặc khác trong tỉnh cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần May xuất khẩu Hà Phong (Hiệp Hòa) cho biết, thường vào quý IV năm trước, DN đã ký được các đơn hàng với đối tác cho quý I năm sau. Thế nhưng hiện nay, số lượng đơn hàng xuất khẩu giảm; việc ký đơn hàng mới cho những tháng đầu năm sau chưa được thực hiện. Nhiều tháng DN đã bị thua lỗ.

Tình trạng thiếu đơn hàng còn xảy ra với nhiều DN sản xuất, gia công linh kiện điện tử; pin năng lượng mặt trời tại các KCN trong tỉnh. Trường hợp của Công ty TNHH Vina Solar Technology, Khu công nghiệp (KCN) Vân Trung là ví dụ. DN này chuyên sản xuất, gia công, lắp ráp tấm pin năng lượng mặt trời xuất khẩu sang các nước châu Âu. Trước đây, người lao động của Công ty có thời điểm đông lên tới 5 nghìn người nhưng nay do đơn hàng sụt giảm, số lao động giảm còn gần 3 nghìn người.

Theo đánh giá của Ban Quản lý Các KCN tỉnh, tổng số lao động trong các KCN của tỉnh đến tháng 11 năm nay hơn 186 nghìn người, giảm 2 nghìn người so với tháng trước và giảm khoảng 2,5 nghìn so với cùng kỳ năm trước. Số lao động giảm là do các DN thiếu đơn hàng nên người lao động không có việc làm, phải nghỉ luân phiên, giảm giờ làm hoặc chấm dứt hợp đồng, không còn DN làm tăng ca, thêm giờ như trước.

Bảo đảm chế độ cho người lao động

Theo các chuyên gia kinh tế, dự báo đầu năm tới, tình trạng DN gặp khó về đơn hàng chưa thể khắc phục ngay. Vì vậy, giải pháp trước mắt, mỗi công ty phải tự tái cơ cấu từ nhân sự đến tài chính, quản trị rủi ro và bám sát diễn biến kinh vĩ mô để thích ứng. Hiện một số DN đang nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, mở rộng thị trường mới. 

Công ty cổ phần May xuất khẩu Hà Phong tích cực tìm kiếm đơn hàng mới, duy trì việc làm cho công nhân.

Công ty cổ phần May xuất khẩu Hà Phong đang xúc tiến với một số đối tác nội địa tại TP Hà Nội để nhận thêm đơn hàng, duy trì việc làm cho công nhân, bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống. Công ty cổ phần Tổng Công ty May LNG ngoài việc nỗ lực tìm kiếm thị trường trong nước, đơn vị tìm kiếm thị trường chưa được khai thác nhiều như châu Phi, khu vực Trung Đông... để bù đắp phần nào đơn hàng sụt giảm đối với thị trường truyền thống. 

Ông Nguyễn Xuân Ngọc, Phó trưởng Ban Quản lý Các KCN tỉnh cho biết, đơn vị đề nghị các DN tiếp tục áp dụng các giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường. Để người lao động yên tâm gắn bó với DN trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, Ban yêu cầu các DN quan tâm thực hiện đúng, đủ chế độ chính sách cho công nhân.

Để giữ chân người lao động làm việc lâu năm, có tay nghề cao, các DN xem xét cho công nhân nghỉ luân phiên, nghỉ phép song vẫn chi trả thu nhập theo quy định.

Về phía các cấp chính quyền, cơ quan chức năng đang nỗ lực thực hiện các giải pháp hỗ trợ DN vượt qua khó khăn. Giải quyết vấn đề về vốn, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh chỉ đạo các ngân hàng thương mại đẩy mạnh việc thực hiện Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh. 

NHNN đã cung cấp đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị, đề xuất của DN, phổ biến, quán triệt kịp thời chính sách hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước theo chương trình này. 

Hiện nay, các ngân hàng thương mại đang rà soát, đánh giá khách hàng để hỗ trợ lãi suất kịp thời nhằm giảm bớt khó khăn cho DN. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 10 khách hàng được hỗ trợ lãi suất theo chương trình trên với dư nợ gần 37 tỷ đồng. Những khách hàng đủ điều kiện sẽ được giải ngân trong thời gian tới.

UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 4/11/2022 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về lao động, đối thoại tháo gỡ khó khăn cho DN. 

Ban Quản lý Các KCN tỉnh tăng cường công tác quản lý việc chấp hành pháp luật lao động của các DN trong KCN, kịp thời phát hiện và thông báo cho các cơ quan chức năng phối hợp xử lý các hành vi vi phạm theo quy định; phối hợp ngành liên quan thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về lao động của DN trong KCN.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Ngọc, Phó trưởng Ban Quản lý Các KCN tỉnh cho biết, đơn vị đề nghị các DN tiếp tục áp dụng các giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường. Để người lao động yên tâm gắn bó với DN trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, Ban yêu cầu các DN quan tâm thực hiện đúng, đủ chế độ chính sách cho công nhân.

Cùng với các giải pháp trên, các cấp công đoàn cần hỗ trợ kịp thời đối với công nhân có hoàn cảnh khó khăn tạm phải nghỉ việc; ưu tiên chăm lo Tết cho người lao động. Các trung tâm dịch vụ việc làm tăng cường thông tin về thị trường lao động, hỗ trợ giới thiệu việc làm cho công nhân mất việc.

Theo Minh Linh/BGĐT

http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/395170/don-hang-sut-giam-doanh-nghiep-no-luc-ung-pho.html

  • Từ khóa

Hãng treo thưởng dịp 30-4 nhưng điều kiện khắt khe, nhiều tài xế tắt app tránh nóng

App xe công nghệ tung nhiều chính sách tăng tiền thưởng thu hút tài xế công nghệ tham gia chạy dịp lễ 30-4. Thời tiết nắng nóng, nhiều tài xế tắt app vì...
07:44 - 28/04/2024
15 lượt xem

EVN cần gần 480.000 tỉ đồng đầu tư

Con số trên được nêu trong các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu tại Quyết định 345 ngày 26.4.2024 do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh...
20:44 - 27/04/2024
290 lượt xem

Giá vàng hôm nay 27.4.2024: Tăng thêm gần 1 triệu trước kỳ nghỉ lễ

Giá vàng trong nước trước kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 tiếp đà tăng cùng chiều thế giới, tăng thêm gần 1 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Đây cũng là mức giá đắt...
15:13 - 27/04/2024
496 lượt xem

Dân bớt gửi tiền, ngân hàng 'rục rịch' tăng lãi suất cạnh tranh với vàng, chứng khoán...

Yếu tố tác động mạnh lên lãi suất là giá các tài sản khác. Trong khi quý 1-2024, giá vàng, chứng khoán và bất động sản đều chứng kiến đà tăng mạnh, theo...
07:30 - 27/04/2024
598 lượt xem

Coca Cola là nhà sản xuất gây ô nhiễm nhựa lớn nhất thế giới

Công ty Coca Cola chiếm 11% tổng ô nhiễm nhựa toàn cầu, tiếp theo là PepsiCo chiếm 5%, Nestle 3% và Danone 3%.
19:31 - 26/04/2024
896 lượt xem