19
/
81231
Nô nức chuẩn bị Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ IV
no-nuc-chuan-bi-le-hoi-ooc-om-boc-dua-ghe-ngo-soc-trang-lan-thu-iv
news

Nô nức chuẩn bị Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ IV

Thứ 6, 25/10/2019 | 15:05:02
1,648 lượt xem

Đến nay, đã có trên 40 đội ghe Ngo nam và 7 đội ghe Ngo nữ đăng ký tham gia tranh tài tại lễ hội Đua ghe Ngo- Lễ hội Oóc om bóc Sóc Trăng lần thứ IV.

Lễ hội Óc om bóc - Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL năm 2019 sẽ diễn ra từ ngày 5 đến ngày 11/11/2019, gồm các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao sôi nổi.  Đây là lần thứ 4, tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ hội. Ngay thời điểm này thì không khí chuẩn bị cho ngày hội đang hết sức náo nhiệt.

Tập dợt đua ghe Ngo trên giàn giáo. 

Điểm nhấn của Lễ hội Óc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ IV - khu vực ĐBSCL năm 2019 chính là giải Đua ghe ngo với 2 nội dung thi đấu 1.000m đối với nữ và 1.200m đối với nam, diễn ra trong 2 ngày 10 và 11/11.

Đến nay, đã có trên 40 đội ghe Ngo nam và 7 đội ghe Ngo nữ đăng ký tham gia tranh tài. Trong đó, ngoài tỉnh có 9 đội đến từ Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Kiên Giang.

Rất đông phật tử đến xem buổi tập bơi đua. 

Để chuẩn bị cho ngày khai hội, các đội ghe ngo cả nam lẫn nữ ở các phum sóc trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực tập luyện với mong muốn đạt được thành tích cao, mang vinh quang về cho bổn sóc.

Dù sau một ngày lao động và làm việc mệt nhọc nhưng không khí tập luyện của các vận động viên đều rất hăng say. Bà Trần Thị Phượng, năm nay đã 62 tuổi, hơn 10 năm là vận động viên đua ghe Ngo cho biết: “Ban ngày thì tranh thủ làm việc nhà, chiều thì cũng ráng lại tập cùng bà con để đi bơi cho có hạng với người ta”.

Cũng như những năm trước, thời gian tập luyện của các vận động viên cả ghe Ngo nam lẫn ghe Ngo nữ của chùa Phú Tứk, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú thường diễn ra vào lúc xế chiều, sau khi các vận động viên đã tan ca từ các công ty, xí nghiệp và xong các công việc đồng áng.

Từng nhịp dầm dũng mãnh của các vận động viên. 

“Nói chung lễ hội là truyền thống của người Khmer, một năm chỉ có một lần, chúng tôi cũng ráng phấn đấu hết sức đóng góp cho nhà chùa cũng như bổn sóc của mình. Nói chung, gần tới lễ hội, ai cũng xôn xao hết. Đua ghe Ngo thì Sóc Trăng tổ chức lớn nhất, giờ mình ráng phấn đấu để góp vui cho lễ hội”, anh Đỗ Minh Dũng, huấn luyện viên ghe Ngo chùa Phú Tứk cho biết.

Ông Ngô Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, Phó Ban tổ chức lễ cho biết, lễ hội Óc om bóc - Đua ghe ngo luôn được tỉnh Sóc Trăng tổ chức và duy trì hàng năm, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng và của đồng bào Khmer khu vực đồng ĐBSCL nói chung.

Vẽ hoa văn lên ghe Ngo. 

Đồng thời, thông qua lễ hội, tỉnh Sóc Trăng cũng mong muốn tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu hình ảnh về vùng đất và con người Sóc Trăng đến với du khách trong và ngoài nước. Tính đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho Lễ hội về cơ bản đã được thực hiện chu đáo và đã sẵn sàng cho ngày khai hội.

"Tính đến thời điểm hiện nay, về công tác chuẩn bị, cơ bản Ban tổ chức cũng đã chuẩn bị khá chu đáo tất cả mọi mặt công tác để phục vụ cho Lễ hội Óc Om Bóc - đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ IV - khu vực ĐBSCL năm 2019", ông Ngô Hùng cho biết.

Giải đua ghe Ngo tại Sóc Trăng luôn thu hút rất đông đội ghe tham gia tranh tài

Cụ thể là phát hành các kế hoạch tổ chức giải đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL, cũng như tổ chức vận động các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm, thương mại, du lịch trên địa bàn của tỉnh Sóc Trăng, cũng như tổ chức các hoạt động khác để chuẩn bị cho các điều kiện tổ chức Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng lần thứ IV.

và hàng chục ngàn người đến cổ vũ hai bên bờ sông Maspero. 

Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ IV - khu vực ĐBSCL năm 2019 sẽ diễn ra tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng với các hoạt động chính gồm giải đua ghe Ngo, dự kiến có khoảng 60 đội ghe Ngo tham dự; tổ chức phục dựng lễ Cúng Trăng; Hội thi thả Đèn nước; phục dựng ghe Cà Hâu; Hội diễn Nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục Khmer.

Trong khuôn khổ lễ hội còn có các hoạt động Hội chợ triển lãm Thương mại, Du lịch và liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP; giải Bi sắt vô địch đồng đội toàn quốc; ẩm thực đường phố; triển lãm ảnh nghệ thuật và triển lãm ảnh chuyên đề “Sóc Trăng xưa và nay”; Liên hoan trích đoạn sân khấu Dù kê khu vực ĐBSCL với tổng kinh phí tổ chức lễ hội dự kiến trên 5,3 tỷ đồng./.

Theo Thạch Hồng/VOV.VN

  • Từ khóa

Dưới lá cờ Quyết Thắng, đồng đội Điện Biên Phủ nhận con gái người bạn liệt sĩ làm con nuôi

Cảnh đồng đội cũ nhận hai người con của liệt sĩ làm con gái nuôi; màn hòa giọng Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao ở cả năm đầu cầu nhân 70 năm chiến thắng...
11:41 - 06/05/2024
22 lượt xem

Đến Điện Biên và tự hào với bản hùng ca chói lọi của dân tộc Việt Nam

Đến Điện Biên những ngày tháng 5 không chỉ được ngắm nhìn những đóa hoa ban nở rộ mà còn dễ dàng cảm nhận được không khí hào hùng lịch sử của rất nhiều...
09:20 - 06/05/2024
81 lượt xem

Rough Guides nói năm 2024 đến Việt Nam nhất định phải ăn 9 món này

Theo tạp chí Rough Guides, Việt Nam là một trong những nước có nền ẩm thực tuyệt vời ở Đông Nam Á. Ngoài phở, cơm tấm, bánh mì thì có một số món quen...
07:57 - 06/05/2024
110 lượt xem

Chuyện chưa kể về đội Quân nhạc nữ lần đầu tiên tham gia diễu binh

Theo tiết lộ của Trung tá Phan Đình Chiến, Trưởng khối Quân nhạc nữ, Đoàn Nghi lễ quân đội, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, dịp kỷ niệm 70...
07:10 - 05/05/2024
722 lượt xem

Phục dựng ảnh những anh hùng Điện Biên Phủ, nhóm bạn trẻ muốn nói lời tri ân

Vận dụng công nghệ và tài năng của giới trẻ để tri ân những người đã ngã xuống vì Tổ quốc là phương châm của Team Lee, nhóm những bạn trẻ phục dựng ảnh...
12:53 - 04/05/2024
1,153 lượt xem