38
/
55144
Tiết lộ bí mật khiến Vạn Lý Trường Thành xây "ngàn năm không đổ"
tiet-lo-bi-mat-khien-van-ly-truong-thanh-xay-ngan-nam-khong-do
news

Tiết lộ bí mật khiến Vạn Lý Trường Thành xây "ngàn năm không đổ"

Thứ 4, 15/11/2017 | 09:25:54
2,347 lượt xem

Suốt nghìn năm nay, Vạn Lý Trường Thành trở thành công trình biểu tượng, niềm tự hào của dân tộc Trung Hoa. Điều gì khiến bức tường thành vĩ đại ấy vẫn thách thức cùng thời gian như vậy?

Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc, được xây liên tục bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ quốc gia khỏi sự tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ và những bộ tộc du mục khác.

Một số đoạn tường được xây từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc Tần Thủy Hoàng ra lệnh từ năm 220 TCN và 200 TCN. Phần tường này nằm phía bắc cách xa phần Vạn Lý Trường Thành hiện tại xây dưới thời nhà Minh.

Nghiên cứu sơ bộ công bố hồi năm 2009 ước tính công trình có chiều dài 8850 km. Nhưng số liệu mới công bố cho thấy, công trình dài 21,196 km theo cuộc khảo sát mới nhất. Tuy nhiên, nếu chắp nối tất cả các đoạn tường thành với nhau thì tổng chiều dài của nó có thể lên tới 56,000 km. Chiều cao trung bình bức tường 7m so với mặt đất. Mặt trên của tường thành rộng trung bình từ 5-6m.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, công trình vĩ đại vẫn vững chãi “đua gan cùng tuế nguyệt”. Phải chăng công trình được tạo nên từ những vật liệu quý hiếm và phức tạp mới vững bền đến vậy? Trên thực tế, loại vữa giúp người Trung Hoa tạo nên Vạn Lý Trường Thành có sự pha trộn từ gạo nếp – loại thực phẩm rất quen thuộc trong bữa ăn của người Á Đông.

Trong quá trình trùng tu bức tường thành tại thủ phủ Tây An, người ta nhận thấy khó cạo bỏ lớp vữa trên những viên gạch cổ. Khi kiểm tra với hóa chất, các chuyên gia phát hiện loại vữa này có phản ứng với thuốc thử như gạo nếp. Phân tích tia hồng ngoại cũng cho thấy cấu trúc phân tử tương tự như gạo nếp. Hay nói cách khác, chính loại vữa gạo nếp tạo nên sự vững bền “như bàn thạch” của công trình tới ngày nay.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, họ phát hiện những người thợ xây dựng thời Trung Quốc cổ đại đã trộn súp gạo nếp với với đá vôi đã nung nóng ở nhiệt độ cao, thêm nước và các thành phần khác để tạo nên loại vữa đặc biệt. Cấu trúc này rắn chắc và không thấm nước. Có thể nói đây là một trong những sáng tạo kỹ thuật bậc nhất ở lịch sử cổ đại.

Ngoài xây dựng tường thành, các chuyên gia còn phát hiện người xưa tận dụng loại vữa gạo nếp này xây dựng lăng mộ, thành quách. Một số công trình kiến trúc vẫn tồn tại tới ngày nay. Với đặc tính kiên cố, thậm chí những công trình đó thách thức cùng thời gian, trụ vững kể cả bị tác động bởi nhiều trận động đất cực mạnh.

Theo Hoàng Hà/ Dân Trí

  • Từ khóa

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói gì về 'làng chạy' thành làng du lịch tốt nhất?

Từ một nơi dân phải bồng bế nhau chạy trốn, làng Tân Hóa nay sống khỏe nhờ cách làm du lịch độc đáo.
15:40 - 22/11/2024
387 lượt xem

Sôi nổi ngày hội đua vỏ lãi miền biển Cà Mau

Cuộc đua vỏ lãi mở rộng ở miền biển Cà Mau quy tụ hàng chục tay đua đến từ các tỉnh, thành ĐBSCL; đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm...
16:16 - 21/11/2024
959 lượt xem

Tiến biển là xu hướng tất yếu: 'Bấm nút' công cuộc chinh phục đại dương

Hoạt động lấn biển lần đầu tiên đã được quy định tại luật Đất đai 2024. Đây là dấu mốc quan trọng để mở ra một 'đại dương phát triển' mới xứng tầm cho dải...
12:59 - 21/11/2024
1,002 lượt xem

Hòa Bình: Đánh thức tiềm năng, thế mạnh 'vàng' để phát triển văn hóa, du lịch

Với những tiềm năng tài nguyên tự nhiên và văn hóa đa dạng, phong phú, du lịch Hòa Bình có đầy đủ điều kiện để “cất cánh”, mở ra nhiều cơ hội để thu hút...
14:50 - 20/11/2024
1,579 lượt xem

Hơn 1.000 người sẽ tham gia biểu diễn trong lễ hội đường phố tại Kon Tum

Dự kiến có khoảng 1.050 nghệ sĩ, nghệ nhân, học sinh tham gia biểu diễn lễ hội đường phố trong Tuần Văn hóa - du lịch tỉnh Kon Tum năm 2024.
07:59 - 20/11/2024
1,736 lượt xem