313
/
141211
Sản xuất, tàng trữ, buôn bán, sử dụng và chế tạo pháo nổ trái phép bị xử lý thế nào?
san-xuat-tang-tru-buon-ban-su-dung-va-che-tao-phao-no-trai-phep-bi-xu-ly-the-nao
news

Sản xuất, tàng trữ, buôn bán, sử dụng và chế tạo pháo nổ trái phép bị xử lý thế nào?

Thứ 3, 17/01/2023 | 10:34:14
2,835 lượt xem

BGTV- Mỗi dịp Tết đến, Xuân về là tình trạng tàng trữ, buôn bán, sử dụng pháo nổ lại phức tạp; đặc biệt gần đây các Clip hướng dẫn tự chế pháo nổ xuất hiện tràn lan trên các trang mạng, khiến cho một bộ phận người dân hiếu kỳ và thử sức chế tạo, gây nên những hậu quả khôn lường.

Luật sư Giáp Văn Điệp – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hoàng Phong

Dưới góc độ pháp lý, các hành vi sản xuất, tàng trữ, buôn bán, sử dụng và chế tạo pháo nổ được Pháp luật quy định xử phạt như thế nào? Luật sư Giáp Văn Điệp – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hoàng Phong, Số 67, Nguyễn Đình Chính, Phường Thọ Xương, Thành Phố Bắc Giang sẽ giải đáp rõ hơn vấn đề này. 

Hành vi mua bán, vận chuyển và sử dụng pháo nổ bị pháp luật xử lý như thế nào theo quy định?

Luật sư Giáp Văn ĐiệpPháp luật hiện hành đã quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo, theo đó, mọi hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo sẽ bị xử lý theo quy định. Về chế tài xử lý được quy định cụ thể như sau:

* Về xử phạt vi phạm hành chính: Điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định xử phạt "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm" như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ đối với hành vi lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng pháo hoa không còn giá trị sử dụng.

- Phạt tiền từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo;

+ Làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo;

+ Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại pháo;

+ Mất giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo;

+ Không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo;

+ Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

+ Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo.

- Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ đối với hành vi trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép.

- Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;

+ Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng pháo dưới mọi hình thức.

- Phạt tiền từ 20.000.000đ đến 40.000.000đ đối với hành vi mang trái phép pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

* Về xử lý hình sự: Theo điểm a khoản 3 Mục III Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT/BCA-VKSNDTC-TANDTC thì người nào có hành vi tàng trữ, vận chuyển, sử dụng… thuốc pháo thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ”

Quy định cụ thể tại khoản 41 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

- Người nào tàng trữ pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;

- Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với hành vi tàng trữ Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

- Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm hành vi tàng trữ pháo nổ 120 kilôgam trở lên.

Như vậy, nếu trường hợp những thanh niên này tàng trữ pháo nổ từ 6 đến 40 kilogam sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 300 triệu đồng. Mức phạt cao nhất đối với hành vi này lên đến 10 năm tù nếu tàng trữ pháo nổ trên 120 kilogam.

Tuy việc sản xuất, mua bán, tàng trữ và sử dụng pháo nổ đã bị cấm theo quy định của pháp luật, nhưng gần đây rộ lên nhiều trường hợp tự tìm tòi, chế tạo pháo theo các Clip hướng dẫn trên mạng Internet. Vậy Luật sư cho biết, việc tự chế pháo như vậy có vi phạm pháp luật hay không?

Luật sư Giáp Văn ĐiệpCăn cứ Nghị định 167/2013/NĐ-CP (về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội…), hành vi tự chế pháo cũng xem là hành vi sản xuất pháo và bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo Điều 10 nghị định này, việc sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm có thể bị phạt tiền 5 – 10 triệu đồng.

Cùng với các trường hợp tự chế tạo pháo xuất phát từ sự tò mò, cũng có các trường hợp chế tạo pháo xuất phát từ lợi nhuận. Trong khi đó mức xử phạt vi phạm hành chính không quá cao. Bộ Công an, Viện KSND tối cao và TAND tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch 06/2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo.

Theo đó, người nào sản xuất pháo nổ, chế tạo thuốc pháo thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép, hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ quy định tại 305 Bộ luật Hình sự 2015, với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.

Một số bạn bạn đọc trẻ có hỏi chương trình về việc sử dụng pháo hoa vào dịp Tết có bị cấm hay không? Luật sư giải đáp giúp trường hợp này?

Luật sư Giáp Văn Điệp: Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng pháo hoa thì cá nhân, cơ quan hay tổ chức có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp pháp luật cho phép như: dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, khai trương, tổ chức hội nghị, trong những ngày kỷ niệm và được sử dụng trong các hoạt động văn hoá, nghệ thuật.

- Những loại pháo hoa mà người dân được sử dụng: Ống phun nước bạc ngoài trời, Ống phun hoa lửa cầm tay, Ống phun nước bạc trong nhà, Thác nước bạc, Cây hoa lửa, Cánh hoa xoay, Pháo hoa con sò đổi màu, Giàn phun viên. Tất cả các loại pháo hoa này đều do Nhà máy Z121 thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng là đơn vị duy nhất được giao sản xuất và phân phối.

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP thì đối với hành vi sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền vi phạm hành chính thì cá nhân, cơ quan hay tổ chức sử dụng pháo hoa trái phép sẽ bị tịch thu số lượng pháo hoa được dùng cho hành vi vi phạm pháp luật.

Việc người dân sử dụng pháo hoa không đúng theo luật định có thể bị phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP . Cụ thể như sau:

* Xử phạt vi phạm hành chính: Điều 11 quy định Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng hành vi sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép. 

Ngoài việc bị phạt tiền vi phạm hành chính thì cá nhân, cơ quan hay tổ chức sử dụng pháo hoa trái phép sẽ bị tịch thu số lượng pháo hoa được dùng cho hành vi vi phạm pháp luật.

* Truy cứu trách nhiệm hình sự: Điều 305 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

- Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

+ Đối với hành vi sử dụng trái phép vật liệu nổ thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;

+ Đối với hành vi sử dụng trái phép vật liệu nổ từ 10 kg đến dưới 30 kg thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm;

+ Đối với hành vi sử dụng trái phép vật liệu nổ từ 30kg đến dưới dưới 100kg thì sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;

+ Đối với hành vi sử dụng trái phép vật liệu nổ từ 100 kg trở lên thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc bị tù chung thân.

Ngoài ra người phạm tội sử dụng trái phép chất nổ thì còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng và bị phạt quản chế hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

- Tội gây rối trật tự công cộng:

Việc sử dụng pháo hoa trái phép sẽ gây ra tiếng ồn, làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc đã bị kết án về Tội gây rối trật tự công cộng này mà chưa được xoá án tích nhưng vẫn vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

BGTV 

  • Từ khóa

Hứa 'xong việc có thưởng', việc xong ngoảnh mặt làm ngơ

Hứa hẹn ngút trời nhưng đến khi công việc hoàn thành, tưởng "điều ước" thành sự thật thì bị bên hứa thưởng trở mặt. Người hứa cho thì tiếc của, người được...
10:56 - 19/04/2024
428 lượt xem

Hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng - thúc đẩy 3 động lực góp phần tăng trưởng kinh tế

Hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế; đồng thời thúc đẩy 3 động lực chủ yếu góp...
08:13 - 19/04/2024
478 lượt xem

Tín chỉ các-bon là gì? Điều kiện để được cấp tín chỉ các-bon?

BGTV- Vừa qua, một số doanh nghiệp, tổ chức có hỏi muốn tham gia vào thị trường tín chỉ Các-bon hiện pháp luật quy định như thế nào? Điều kiện để được cấp...
08:30 - 19/04/2024
476 lượt xem

Lừa đảo bủa vây người dân

Nhiều thủ đoạn lừa đảo mới và tinh vi đang khiến người dân nhiều nơi, thậm chí cả cán bộ cũng 'dính bẫy'. Kẻ lừa đảo đã lợi dụng mạng xã hội, gọi điện...
10:35 - 17/04/2024
2,028 lượt xem

Có cần thiết thành lập thêm các tòa án sơ thẩm chuyên biệt?

Một số chuyên gia pháp lý quan tâm đến việc thành lập các tòa án sơ thẩm chuyên biệt để giải quyết vụ việc liên quan đến sở hữu trí tuệ, phá sản, thương...
09:50 - 16/04/2024
2,094 lượt xem