11
/
75006
Luật Giáo dục chưa quy định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 ở Việt Nam
luat-giao-duc-chua-quy-dinh-tieng-anh-la-ngon-ngu-thu-2-o-viet-nam
news

Luật Giáo dục chưa quy định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 ở Việt Nam

Thứ 6, 14/06/2019 | 10:37:14
1,277 lượt xem

Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi), trong đó chưa quy định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam.

Sáng 13/6, với 414 đại biểu có mặt tán thành, bằng 85,54%, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi).

chua quy dinh tieng anh la ngon ngu thu 2 o viet nam hinh 1

Kết quả biểu quyết thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi).

Luật Giáo dục (sửa đổi) gồm 9 chương, 115 điều. Luật này quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục.

Trình bày báo cáo, giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định ngôn ngữ thứ 2 là tiếng Anh hoặc 1 ngoại ngữ khác.

Về vấn đề này, như ý kiến phát biểu của các vị đại biểu Quốc hội, Hiến pháp 2013 quy định “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”,“công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp” (các điều 5, 42), chưa quy định về ngôn ngữ thứ hai".

Về đối ngoại, ông Phan Thanh Bình cho biết, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, việc dạy học ngoại ngữ đã được Bộ GD&ĐT rất chú trọng, tôn trọng sự lựa chọn của người học.

"Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được giữ như quy định của dự thảo Luật (Điều 11). Chưa quy định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai", ông Bình nói.

Về sách giáo khoa, có ý kiến đề nghị quy định sách giáo khoa (SGK) phải được sử dụng ổn định, lâu dài; có ý kiến đề nghị giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK; có ý kiến đề nghị giao thẩm quyền cho Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định SGK giáo dục phổ thông.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội đồng ý pháp điển hóa Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội XIII về: có một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất cả nước, có một số SGK cho mỗi môn học, giao Bộ trưởng Bộ GDĐT chịu trách nhiệm về chất lượng và quyết định ban hành SGK sử dụng trong cả nước.

Về thẩm quyền quyết định việc lựa chọn SGK để sử dụng ổn định trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Điều 32 dự thảo Luật đã được chỉnh lý cho phù hợp với quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Về Hội đồng quốc gia thẩm định SGK giáo dục phổ thông, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã quy định cụ thể về thành phần Hội đồng quốc gia thẩm định SGK, bao gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Hội đồng phải có ít nhất 1/3 tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Trên cơ sở quy định cụ thể về thành phần, cơ cấu này, việc giao Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định SGK theo từng môn học ở từng cấp học, để thẩm định SGK và chịu trách nhiệm về SGK giáo dục phổ thông là phù hợp với thẩm quyền chuyên môn mà vẫn bảo đảm tính khách quan. Vì vậy, UBTVQH đề nghị xin được giữ như dự thảo Luật (Điều 32)./.

Theo Kim Anh/VOV.VN

  • Từ khóa

Xét tuyển sớm vào đại học: Trăn trở từ trường THPT

Ý kiến giáo viên cho rằng, việc trường đại học (ĐH) xét tuyển sớm có ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ, chất lượng học tập của học sinh...
16:31 - 26/11/2024
228 lượt xem

Vì sao Bộ Giáo dục và Đào tạo siết xét tuyển sớm không quá 20%?

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc đưa ra giới hạn xét tuyển sớm không quá 20% chỉ tiêu nhằm tạo sự...
14:40 - 26/11/2024
285 lượt xem

Trung Quốc siết chặt quy định về giáo dục mầm non

Trung Quốc mới đây đã ban hành Luật Giáo dục Mầm non, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc cải cách và quản lý giáo dục trẻ nhỏ.
10:27 - 26/11/2024
346 lượt xem

Dự thảo thông tư quy chế tuyển sinh đại học: Nhiều trường kêu khó

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non với nhiều điểm...
09:21 - 26/11/2024
432 lượt xem

Ứng dụng công nghệ để quản lý bữa ăn bán trú

Để đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú của học sinh, một số địa phương của TP.HCM đã đưa ra những giải pháp, yêu cầu để quản lý, giám sát công tác tổ chức...
06:41 - 26/11/2024
448 lượt xem