Các nhà khoa học của Văn phòng WHO khu vực châu Âu đã phân tích mối liên hệ giữa việc cho con bú và nguy cơ phát triển bệnh béo phì ở trẻ em.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu dữ liệu về sức khỏe của trẻ em trong độ tuổi tiểu học ở 22 quốc gia châu Âu. Trong số 13,7 triệu người có gần 400 nghìn người mắc bệnh béo phì cực độ, trong khi cứ 5 trẻ thì có một em được ghi nhận ở tình trạng thừa cân. Các chuyên gia phát hiện ra rằng những em bé chưa bao giờ được cho bú sữa mẹ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
Trung bình, ở hầu hết các quốc gia được chọn để nghiên cứu có 77% trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ. Trường hợp ngoại lệ là Ireland, nơi 46% trẻ sơ sinh không nhận được sữa mẹ, ở Pháp con số này là 38%, ở Malta - 35%.
“Trẻ càng được nuôi bằng sữa mẹ càng lâu thì càng không bị nguy cơ mắc bệnh béo phì”, - ông Bente Mikkelsen, giám đốc khoa điều trị các bệnh không truyền nhiễm và tăng cường sức khỏe tại khu vực châu Âu thuộc WHO cho biết.
Được biết rằng, phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ trong khu vực không tuân thủ các khuyến nghị của WHO. Các chuyên gia nói rằng trẻ sơ sinh nên được bú mẹ đến sáu tháng, và sau đó cho bé ăn dặm nhưng vẫn tiếp tục cho bú sữa mẹ tới hai tuổi và hơn thế.
Theo M.P/Dân Trí