9
/
69575
Tiết lộ nỗi khổ tâm của giới trẻ Hàn Quốc
tiet-lo-noi-kho-tam-cua-gioi-tre-han-quoc
news

Tiết lộ nỗi khổ tâm của giới trẻ Hàn Quốc

Thứ 3, 22/01/2019 | 16:29:53
436 lượt xem

Là nước có tỉ lệ sinh thấp nhất thế giới, Hàn Quốc đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng dân số. Điều gì khiến người trẻ Hàn Quốc ngại kết hôn và sinh con?

Những người còn độc thân ở Hàn Quốc bị ám ảnh nhất bởi câu hỏi “Khi nào anh/chị lập gia đình?”. Theo báo SCMP, lời thăm hỏi "cửa miệng" này có thể xuất hiện bất cứ khi nào, từ bất cứ ai, ví dụ bà con, bạn bè, đồng nghiệp và thậm chí người lạ.

Chuyện không của riêng ai


Một đám cưới truyền thống của người Hàn Quốc - Ảnh: Instagram 

"Cha mẹ tôi gây áp lực chuyện cưới xin bất cứ khi nào tôi về quê thăm. Bắt đầu thì họ đùa thôi, nhưng vào cuối câu chuyện họ trở nên hết sức nghiêm túc" - một người đàn ông 34 tuổi sống ở thành phố Seoul kể về "nỗi khổ".

Một phụ nữ 32 tuổi kể câu chuyện tương tự: "Khi tôi tiếp xúc với ai đó lần đầu, họ hay hỏi tại sao tôi không lấy chồng. Người lớn tuổi hay thắc mắc chuyện này nhất. Giới trẻ bây giờ cảm thấy không thoải mái với những câu hỏi thăm kiểu vậy".

Có một điều ngạc nhiên là dù bị hối thúc mọi lúc mọi nơi, ngày càng có nhiều người Hàn Quốc, từ trẻ cho đến trung niên, không thèm lập gia đình. Thật ra, nhiều người thậm chí còn chẳng màng chuyện hẹn hò.

Một khảo sát của Viện Sức khỏe và các vấn đề xã hội Hàn Quốc cho thấy thời điểm năm 2012 (năm gần nhất có số liệu), chưa tới 40% dân Hàn tuổi từ 20-44 đang hẹn hò. Tỉ lệ người kết hôn truyền thống càng ít hơn.

Còn theo số liệu của báo Korea Herald, năm 2015, 90% thanh niên và 77% thiếu nữ Hàn tuổi từ 25-29 chưa lập gia đình. Đây có lẽ là "xu hướng", bởi nhìn qua nước láng giềng Nhật Bản tình hình cũng không khá hơn: 23% đàn ông đến tuổi 50 nhưng chưa từng kết hôn lần nào, phụ nữ là 14%.

Không chỉ "lười" kết hôn, dân Hàn còn "lười" cả sinh con. Tỉ lệ sinh của nước này đứng thấp nhất thế giới, ở mức 0,95 vào cuối năm 2018 - có nghĩa cứ 100 phụ nữ, chỉ có 95 đứa trẻ ra đời. Để giữ cho dân số ổn định, tỉ lệ sinh của một quốc gia phải là 2,1.

Vào thời kỳ dân số bùng nổ đầu thập niên 1970, gần 1 triệu em bé ra đời ở Hàn Quốc mỗi năm, nhưng đến năm 2017 con số đó chỉ còn 357.700. 

Cứ đà này, đến năm 2030, xã hội Hàn Quốc sẽ toàn người già trên 65 tuổi.

Những rào cản hôn nhân

Lập gia đình và sinh con có vẻ như là những khoản chi tiêu không cần thiết tại một đất nước có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trong 17 năm qua (3,4%), trong khi lương trung bình hàng năm chỉ tương đương nột nửa của Mỹ (31.650 USD so với 60.558 USD).

Hồi năm 2013, một cặp đôi người Hàn nếu muốn cưới nhau phải chi ra trung bình 90.000 USD - bao gồm chi phí đãi tiệc, quà cưới cho gia đình hai bên và nhiều thứ khác. Và gánh nặng kinh tế chưa dừng lại ở cái đám cưới.

Một phụ nữ Úc lấy chồng Hàn Quốc kể ấn tượng của cô là một bộ phận gia đình ở xứ kim chi dùng hôn nhân "để trao đổi tiền tài, ngã giá và chứng tỏ quyền lực".

"Nếu gia đình người con trai có một thành viên nổi tiếng, hoặc đứa con trai là bác sĩ, thì họ nghĩ họ xứng đáng được gia đình bên kia cống nạp 'của hồi môn' bởi họ có địa vị xã hội cao" - người phụ nữ Úc 34 tuổi nêu kinh nghiệm.

Nhà kinh tế học Kang Sung-jin thuộc Đại học Hàn Quốc giải thích thêm: "Ở góc nhìn của thế hệ trẻ, cái giá (kinh tế - xã hội) của hôn nhân và sinh con quá cao, trong khi chính sách hỗ trợ của chính phủ hiện tại là chưa đủ".

Văn hóa Hàn Quốc ưu tiên công việc và học vấn, mối quan hệ chỉ xếp thứ yếu. Đây là một nguyên nhân khác khiến nhiều người chọn sống độc thân, thay vì phải đáp ứng kỳ vọng của xã hội kiểu "phụ nữ là phải sinh con và làm nội trợ".

"Phụ nữ đi tuy đi làm nhưng người ta vẫn trông đợi họ đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong gia đình và xã hội - người mẹ, người vợ, con dâu… khiến họ khó ưu tiên hôn nhân và thiên chức làm mẹ hơn nghề nghiệp. Ngoài ra, xã hội Hàn Quốc vẫn mang tính trọng nam" - giáo sư Shin Gi Wook thuộc Đại học Stanford đánh giá.

Các chuyên gia ước tính nếu Hàn Quốc không có biện pháp nào thay đổi hiện trạng dân số, quốc gia này sẽ "tuyệt chủng tự nhiên" đến năm 2750.

Theo Phúc Long/ Tuổi Trẻ

  • Từ khóa

Bức thư giải nhất UPU năm 2024: ‘Trẻ em dần thiếu thốn tình yêu thương’

Học sinh lớp 9 ở Đà Nẵng đạt giải nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2024 khi hóa thân thành một nhân viên làm việc tại bưu điện ngôi làng...
16:12 - 26/04/2024
1,040 lượt xem

Bơi 100 km trong 2 ngày giúp bé gái sơ sinh bị bỏ rơi hoại tử ruột.… 'được sống'

Thương Kim Diệu - cô bé sinh non bị bỏ rơi được Cơ sở Bảo trợ trẻ em Thiên Thần cưu mang, trải qua 3 lần phẫu thuật vì hoại tử ruột. Lương Ngọc Duy cùng 2...
14:20 - 26/04/2024
1,080 lượt xem

Doanh nghiệp tặng vàng tri ân nhân viên: Vẫn nên tin câu 'công ty là đại gia đình' chứ!

Không tìm cách cắt giảm lao động lớn tuổi và ưu tiên tuyển lao động trẻ, có những doanh nghiệp tặng vàng, thưởng tiền thâm niên như một sự trân trọng sự...
12:13 - 26/04/2024
1,124 lượt xem

Vinh danh 200 'chiến sĩ nhỏ Điện Biên’

Với tinh thần chăm ngoan, học giỏi, vượt khó vươn lên trong cuộc sống, tích cực rèn luyện và tham gia công tác Đội, 200 tấm gương tiêu biểu đã được T.Ư...
09:11 - 26/04/2024
1,210 lượt xem

WHO báo động: Quá nhiều người trẻ dùng rượu bia, thuốc lá điện tử

Dựa trên dữ liệu khảo sát từ 280.000 thiếu niên độ tuổi 11, 13 và 15 ở châu Âu, Trung Á và Canada, WHO cung cấp 'bức tranh đáng lo ngại' về việc sử dụng...
16:41 - 25/04/2024
1,612 lượt xem