190
/
69467
Bé trai mắc bệnh 'muỗi cắn cũng có thể nguy hiểm'
be-trai-mac-benh-muoi-can-cung-co-the-nguy-hiem
news

Bé trai mắc bệnh 'muỗi cắn cũng có thể nguy hiểm'

Chủ nhật, 20/01/2019 | 08:45:55
525 lượt xem

Bệnh nhi 14 tuổi được bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) truyền gần 6 lít máu, chế phẩm máu.

Bé quê Ba Tri, Bến Tre chào đời với căn bệnh máu khó đông Hemophilia A. Chỉ một xây xát nhẹ cũng có thể khiến tay chân em chảy máu, sưng vù ngày càng to. Nhiều lần máu chảy liên tục không cầm được, gia đình phải đưa em đến viện để bác sĩ truyền máu.

Cậu học trò nghèo đến trường với nhiều mặc cảm vì gương mặt hốc hác, xanh xao, tay chân gồ ghề do dấu vết của bệnh tật. Có những đợt bé phải nằm viện dài ngày do biến chứng xuất huyết não, nhiễm trùng.

Cách đây hơn nửa tháng bệnh trở nặng, bé vào Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu với chẩn đoán sốc mất máu, theo dõi xuất huyết nội, Hemophilia A. Sau khi ổn định huyết động, bệnh nhi được hội chẩn và chuyển ngay đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ cho biết kết quả siêu âm và chụp CT khẩn xác định bệnh nhi bị xuất huyết nặng cơ thắt lưng, máu chảy tràn đầy khoang sau phúc mạc không cầm được. Các bác sĩ không thể mổ can thiệp vì tình trạng bệnh máu và rối loạn đông máu nặng, nếu mổ rất nguy hiểm.

"Tình trạng lẩn quẩn này làm khó khăn trong cấp cứu sốc mất máu, nhiễm trùng phổi nặng", bác sĩ Vũ phân tích. Bệnh nhi tràn dịch màng phổi, suy hô hấp nhanh chóng nên các bác sĩ quyết định đặt ống thở máy, chống sốc và truyền liên tục hồng cầu lắng, kết tủa lạnh và các chế phẩm máu, thuốc đặc trị.

Bệnh nhi được điều trị hồi sức suốt nửa tháng. Ảnh bệnh viện cung cấp.

Theo bác sĩ Nguyễn Đạt Thịnh, ước tính bệnh nhi được truyền liên tục khoảng gần 6 lít máu để giữ mạng sống. Nhiều lần mẹ bé khóc ngất bên giường bệnh khi chứng kiến con trai nằm li bì, da xanh xao đầy vết bầm, tứ chi gắn truyền liên tục chế phẩm máu cả ngày lẫn đêm.

Suốt nửa tháng hồi sức tích cực, bồi hoàn máu và điều chỉnh rối loạn đông máu, điều trị viêm phổi, tình trạng sức khoẻ của bé dần cải thiện, chuẩn bị xuất viện. Hoàn cảnh bé khó khăn nên bệnh viện vận động y bác sĩ và các mạnh thường quân hỗ trợ viện phí.

Hầu hết bệnh nhân Hemophilia là nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh khi sinh là 1/10.000 bé trai chào đời.

Người bệnh Hemophilia càng nặng thì biểu hiện càng sớm. Triệu chứng thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu tập đứng và tập đi, sau những lần ngã thường có xuất huyết dưới da hoặc chảy máu môi, lưỡi.

Bệnh có biểu hiện đa dạng như chảy máu bất thường ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Cơ và khớp thường hay bị chảy máu nên nhiều người nhầm tưởng là bệnh của cơ, khớp. Trẻ mắc bệnh máu khó đông có thể chảy máu không cầm chỉ với vết thương rất nhỏ, thậm chí là vết muỗi cắn.

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có kết quả tốt, hạn chế tối đa những biến chứng không đáng có, giảm tốn kém do điều trị biến chứng muộn.

Theo VnExpress

  • Từ khóa

Bất ngờ với 14 yếu tố có thể hủy hoại não bộ từ khi còn trẻ

Một nghiên cứu từ Anh - Hà Lan đã chỉ ra một loạt nguyên nhân giật mình tác động đến não bộ, gây ra chứng sa sút trí tuệ khởi phát ở tuổi trẻ...
15:08 - 05/05/2024
216 lượt xem

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sẽ không có nguy cơ ngộ độc?

Các bác sĩ cho biết không phải cứ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là không lo ngộ độc thực phẩm, bảo quản sai cách dễ hư hỏng gây ngộ độc.
10:06 - 05/05/2024
338 lượt xem

Có nên ăn thịt bò mỗi ngày để bổ máu?

'Ăn thịt bò có thật sự bổ máu; ăn thịt bò mỗi ngày có tốt không?'... là thắc mắc thường gặp của nhiều người trong cuộc sống hằng ngày.
06:55 - 05/05/2024
390 lượt xem

Dưa hấu và dưa lưới: Loại quả nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nhờ hàm lượng nước cao, dưa là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn kiêng vào mùa hè. Nhưng ăn dưa hấu và dưa lưới, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
12:39 - 04/05/2024
829 lượt xem

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
1,374 lượt xem