240
/
67254
Kiểm toán kiến nghị xử lý tài chính gần 100.000 tỷ đồng nhưng chỉ chuyển 4 vụ việc sang cơ quan điều tra
kiem-toan-kien-nghi-xu-ly-tai-chinh-gan-100-000-ty-dong-nhung-chi-chuyen-4-vu-viec-sang-co-quan-dieu-tra
news

Kiểm toán kiến nghị xử lý tài chính gần 100.000 tỷ đồng nhưng chỉ chuyển 4 vụ việc sang cơ quan điều tra

Thứ 3, 13/11/2018 | 15:06:30
566 lượt xem

Đây là thông tin thống kê gây sốc trong Báo cáo thẩm tra Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội.

Trong Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đánh giá công tác thanh tra, kiểm toán tiếp tục được tăng cường, tập trung vào các lĩnh vực có nhiều dư luận về tiêu cực, tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ thanh tra các vụ việc phức tạp, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Kiem toan kien nghi xu ly tai chinh gan 100.000 ty dong nhung chi chuyen 4 vu viec sang co quan dieu tra hinh anh 1

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga.

Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp thanh tra, kiểm toán chồng chéo, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Việc kiến nghị xử lý hình sự qua hoạt động thanh tra, kiểm toán còn ít (Kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 97.189,2 tỷ đồng nhưng chỉ chuyển 4 vụ việc sang cơ quan điều tra).

Những hạn chế trong việc kiến nghị xử lý hình sự qua công tác kiểm toán đã tồn tại nhiều năm nhưng vẫn chưa được khắc phục (năm 2016, kiến nghị xử lý sai phạm 14.781,9 tỷ đồng nhưng không chuyển vụ việc nào sang cơ quan điều tra; năm 2017 kiến nghị xử lý tài chính 39.738 tỷ đồng nhưng cũng chỉ chuyển 2 vụ việc sang cơ quan điều tra).

Bà Nga cũng cho rằng công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo có nhiều chuyển biến tích cực song một số bộ, ngành, địa phương, người đứng đầu chưa thực hiện nghiêm việc tiếp công dân theo quy định, dẫn đến việc người dân khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài. Công tác bảo vệ người tố cáo nói chung, tố cáo tham nhũng nói riêng mặc dù đã được tăng cường, nhưng vẫn có tình trạng ngăn cản, đe dọa người tố cáo làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, trật tự xã hội.

Trong báo cáo thẩm tra, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội đồng tình với đánh giá của Chính phủ là: “tình hình tham nhũng năm 2018 vẫn còn diễn biến phức tạp. Tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn xảy ra ở nhiều nơi, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp”. Chính phủ dự báo tình hình tham nhũng năm 2019 sẽ tiếp tục “được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi và thuyên giảm”.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp cho rằng, tham nhũng vẫn đang là thách thức và là một trong những vấn đề bức xúc nhất của xã hội hiện nay; bên cạnh “tham nhũng vặt” thì các vụ tham nhũng lớn dưới hình thức “nhóm lợi ích”, doanh nghiệp “sân sau”, “công ty gia đình”… đang dần bộc lộ, cần được nhận diện, đánh giá để có giải pháp phòng, chống tương xứng.

Từ đó, Uỷ ban Tư pháp nhấn mạnh một số nội dung cần được tập trung khắc phục trong năm 2019, đó là: Một số cơ quan, đơn vị thực thi pháp luật chưa nghiêm, kỷ cương, kỷ luật còn bị buông lỏng. Một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu chưa nhận thức sâu sắc mức độ nghiêm trọng của tình hình tham nhũng ở địa phương, lĩnh vực mình quản lý, chưa thực sự gương mẫu trong chống tham nhũng nên dẫn đến tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, “trên chuyển, dưới chưa chuyển”.

Việc thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở một số nơi chưa tốt. Chưa kiểm soát được thực chất tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Chưa có cơ chế đủ mạnh để kiểm soát quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn.

Bà Nga cũng cho rằng đáng lưu ý là đã xảy ra các vụ tiêu cực, tham nhũng nghiêm trọng trong một số cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó có những vụ liên quan đến cả cán bộ lãnh đạo, sỹ quan cao cấp trong lực lượng vũ trang; nhiều trường hợp bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực gây bức xúc trong dư luận.

Việc thu hồi tài sản tham nhũng vẫn đạt tỷ lệ thấp. Chưa có giải pháp hữu hiệu để phòng, chống các vụ tham nhũng lớn, “nhóm lợi ích”, “doanh nghiệp sân sau”.

Theo VTC New

  • Từ khóa

Quảng Bình: Cứu sống 12 ngư dân chìm tàu, tiếp tục tìm 11 ngư dân mất tích

Sau khi cứu sống 12 ngư dân và vớt được thi thể 1 ngư dân sau vụ 4 tàu chìm trên biển, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình tiếp tục phối hợp tìm kiếm 11...
18:25 - 06/05/2024
50 lượt xem

Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật

Thời gian qua, lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn, tạm giữ rất nhiều phương tiện của người vi phạm. Không ít trong số...
16:00 - 06/05/2024
104 lượt xem

Chính thức khai thác 2 cầu vượt thép tại nút giao Mai Dịch ở Hà Nội

Từ 6/5, 2 cầu vượt thép tại nút giao Mai Dịch trên tuyến đường Vành đai 3 chính thức được tháo dỡ rào chắn phục vụ người dân đi lại.
15:31 - 06/05/2024
125 lượt xem

Bộ Công an đề xuất phạt tới 500 triệu nếu để lộ thông tin cá nhân

Bộ Công an đề xuất mức phạt đến 500 triệu đồng đối với hành vi để lộ thông tin cá nhân từ 1 - 5 triệu người, nếu số người bị lộ nhiều hơn thì phạt theo...
14:21 - 06/05/2024
147 lượt xem

Vụ xe tải lao vào 8 người trong tạp hóa: Tài xế có nồng độ cồn vượt khung

Cơ quan chức năng xác định tài xế xe đầu kéo liên quan vụ tai nạn trong hơi thở có nồng độ cồn ở mức 0,5mg/l khí thở.
11:00 - 06/05/2024
239 lượt xem