4
/
65062
Phát triển mô hình liên kết nuôi trồng thủy sản
phat-trien-mo-hinh-lien-ket-nuoi-trong-thuy-san
news

Phát triển mô hình liên kết nuôi trồng thủy sản

Thứ 6, 07/09/2018 | 16:04:52
2,589 lượt xem

BGTV- Phát huy những tiềm năng và lợi thế của địa phương trong phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững là những gì huyện Yên Dũng đã và đang nỗ lực trong những năm qua. Với các chính sách để khuyến khích, hỗ trợ nhân dân, các mô hình nuôi thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con và phát triển kinh tế tại địa phương.

Để khai thác hiệu quả tiềm năng mặt nước, phát triển sản xuất thuỷ sản theo hướng hàng hoá,  huyện Yên Dũng đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ hỗ trợ nông dân đưa các giống cá có chất lượng cao vào sản xuất như cá chim trắng, chép lai ba máu, rô phi đơn tính, ba ba lai... Thông qua nhân rộng các mô hình điểm, chuyển giao KHKT nuôi thuỷ sản theo phương pháp bán công nghiệp và công nghiệp, nhiều mô hình nuôi trồng thuỷ sản tại các xã như Tân Liễu, Lão Hộ, Trí Yên, Đức Giang, Đồng Phúc đã phát huy hiệu quả rõ rệt.

Nuôi trồng thủy sản trở thành một ngành quan trọng trong phát triển kinh tế tại Yên Dũng

Gia đình ông Trần Thế Chung (xã Thắng Cương) có kinh nghiệm nhiều năm trong nuôi trồng thủy sản. Từ năm 2014 thực hiện dồn điền đổi thửa, lãnh đạo xã khuyến khích người dân địa phương chuyển đổi diện tích trũng cấy lúa không hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, vừa phát huy được tiềm năng vùng, vừa nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Bản thân vừa là Đảng viên, vừa là cán bộ xã nên ông Chung đã mạnh dạn thuê hơn 02 ha đất trong vòng 50 năm để đầu tư nuôi trồng thủy sản. Năm 2017 ông thả gần 2,5 vạn con với 70% cá rô phi, còn lại 30% là các loại cá trắm, chép… Vừa làm, vừa học hỏi những người đi trước và được sự tư vấn của cán bộ khuyến nông, nhân viên cung cấp cám thủy sản nên quá trình nuôi vụ đầu thuận lợi, ông thu được khoảng 27 tấn các các loại, đem về thu nhập gần 200 triệu đồng. Từ kinh nghiệm tích lũy từ bản thân và học hỏi thêm, với 3,9 vạn cá các loại, vẫn lấy cá rô phi làm chính, dự kiến đầu tháng 11 dương lịch ông Chung thu khoảng 25 – 30 tấn cá, ước lãi khoảng 350 triệu đồng.

Ông Chung chia sẻ: “Đối với nghề nuôi cá, quan trọng nhất là phải đảm bảo an toàn dịch bệnh, thường xuyên kiểm tra và nắm bắt tình hình sinh trưởng, phát triển của cá để có cách xử lý phù hợp, trung bình mỗi tháng tôi phải vãi vôi sát trùng ao 2 lần, đảm bảo yếu tố sạch và khỏe mạnh thì cá mới có thể có chất lượng tốt được”.

Thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hoá, sau hoàn thành dồn điền đổi thửa, tiến hành quy hoạch lại ruộng đất, cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, xã Đồng Phúc có nhiều điều kiện để mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung. Hiện toàn xã đã có gần 200 hộ nuôi thủy sản. Chính quyền địa phương và các HTX chú trọng kết nạp thêm thành viên, tiếp tục mở rộng v đẩy mạnh liên kết giữa “4 nhà” nhằm nâng cao chất lượng, năng suất và doanh thu hướng ra nhiều thị trường lớn, đồng thời góp phần bảo đảm sinh kế bền vững, nâng cao đời sống của người dân.

Thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới 

HTX Thắng Lợi là một trong những địa chỉ nuôi trồng thủy sản hiệu quả tại địa bàn xã và huyện. Năm 2017, sản lượng cá thương phẩm của HTX đạt 105 tấn, tổng doanh thu trên 4 tỷ đồng. Thành lập từ tháng 6/2012 với 10 thành viên, HTX Thắng Lợi nhận thầu của xã 10 ha khu ruộng trũng để sản xuất, giao cho mỗi thành viên 1 ha, tổng số vốn điều lệ là 1,9 tỷ đồng. Cùng với sản phẩm cá truyền thống, HTX còn đưa các giống cá có giá trị kinh tế vào nuôi trồng hướng tới sản xuất sạch để bảo đảm thị trường đầu ra, giá trị thu được trên 1ha diện tích nuôi cá thâm canh đạt từ 200 - 300 triệu đồng/năm.

Ông Trần Văn Ba - Giám đốc HTX Thắng Lợi cho biết: “Để nâng cao hiệu quả chất lượng nuôi trồng thủy sản, HTX thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, thăm quan về kỹ thuật tại các mô hình điểm cho các thành viên, việc trao đổi và học tập kinh nghiệm là rất cần thiết để áp dụng trong sản xuất, chúng tôi cũng chú trọng thực hiện nuôi trồng theo hướng bền vững, tổ chức thực hiện các khâu dịch vụ kịp thời cho sản xuất; khẳng định vai trò điều hành, quản lý HTX từ đó giúp các hội viên cùng nhau phát triển”.

Từ những hiệu quả đạt được, thời gian tới, UBND huyện Yên Dũng tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm khuyến khích lĩnh vực nuôi trồng thủy sản; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân, chú trọng tập huấn kỹ thuật mới, qua đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhiều hộ dân, đưa ngành thủy sản của huyện trở thành mũi nhọn quan trọng trong phát triển kinh tế tại địa phương./.

Minh Anh

Giá USD tăng cao nhất trong năm

Tỷ giá đang chịu nhiều sức ép vào thời điểm cuối năm. Giá USD trong ngân hàng tăng cao ở mức kịch trần cho phép còn đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế...
08:57 - 23/11/2024
185 lượt xem

Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ, Hàn Quốc đứng ngồi không yên

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên các ngành công nghiệp và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc.
20:04 - 22/11/2024
497 lượt xem

Xăng sinh học tiêu thụ ít, Bộ Công Thương thay đổi đề xuất điều hành giá

Hai mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến là RON 95-III và dầu diesel DO có thể sẽ được Bộ Công Thương công bố giá trần.
15:12 - 22/11/2024
620 lượt xem

Vé máy bay Tết đến hẹn lại căng

Giá vé máy bay Tết Ất Tỵ 2025 không chỉ đắt đỏ mà còn khan hiếm, đặc biệt trên các đường bay tỉnh. Dù có mức giá gấp đôi ngày thường, nhưng nhiều chặng...
14:00 - 22/11/2024
622 lượt xem

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến...
11:29 - 22/11/2024
709 lượt xem